Chiến lược Marketing là gì? 4 Bước xây dựng chiến lược thành công

Mặc dù bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều biết rằng chiến lược Marketing giờ đây trở thành ngọn gió giúp “chiếc thuyền doanh nghiệp” đẩy nhanh tốc độ phát triển, vượt mặt đối thủ, tăng thị phần trên thị trường, tiến thẳng về đích đến “thành công”. Tuy nhiên, hiểu và biết thế thôi nhưng thật ra nhưng để lập nên một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh không phải là chuyện đơn giản. 

Vì thế, hôm nay bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về cách xây dựng chiến lược tiếp thị thành công chỉ với 4 bước.

Chiến lược Marketing Online là gì?


Chiến lược Marketing Online là kế hoạch tiếp thị trên Internet

Chiến lược Marketing Online là kế hoạch tiếp thị trên Internet

Chiến lược Marketing Online là một kế hoạch tiếp thị sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu thông qua sử dụng các công cụ Marketing Online như SEO, content, quảng cáo,… Các hoạt động quảng bá này nhằm mục đích đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. 

Thông thường các chiến lược của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị của một cái hay một điều gì đó
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Phương pháp thực hiện

4 Giải pháp Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ

Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược Marketing Online?


Chiến lược Marketing đóng vai trò như một tấm bản đồ, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của bản thân đang ở đâu; Phải đi như thế nào, vượt qua những rào cản nào trong thời gian bao lâu nữa để đến được đích,... Chiến lược Marketing càng được xây dựng, phân tích tường tận, kỹ càng, doanh nghiệp sẽ càng có cái nhìn rõ nét nhất về tình hình hiện tại của mình và tìm ra được hướng đi phù hợp nhất, tối ưu chi phí, thời gian và nguồn lực nhất cho mình.  


4 Bước xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho mọi doanh nghiệp


Phân tích các yếu tố tác động đến doanh nghiệp


# Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?


Phác họa khách hàng mục tiêu trước khi lập chiến lược

Phác họa khách hàng mục tiêu trước khi lập chiến lược

Trước khi lập một chiến lược bất kỳ, bạn cần dành ít thời gian suy ngẫm xem đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến là ai, họ thường xuyên thích gì và làm gì thông qua các yếu tố trong nhân khẩu học (như độ tuổi, giới tính, nơi ơ, sở thích, thu nhập,… ) và từ đó suy ra insight của khách hàng.

Sau khi đã tự mình phác thảo nên những thông tin về khách hàng, việc tiếp theo bạn cần làm đó tìm cách xác thực xem giả định của bạn là đúng hay sai. Hãy bắt đầu với những mẫu khảo sát trực tuyến hoặc bạn cũng có thể phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp để chứng thực việc này. Nhắm đúng đối tượng mục tiêu ngay từ lúc bắt đầu chính là kim chỉ nam cho chiến lược của bạn, giúp bạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn và không bị lạc hướng trong quá trình thực hiện chiến lược. 


# Biết rõ đối thủ cạnh tranh


Trừ trường hợp bạn đang theo đuổi thị trường ngách, miếng bánh lợi nhuận quá bé khiến những người khác không thèm chú ý tới, còn lại, bạn sẽ luôn đối mặt với nguy cơ bị đối thủ nuốt chửng bất cứ lúc nào. 

Chính vì vậy, để ý và phân tích những gì đối thủ đang làm là điều rất cần thiết, không chỉ ngăn ngừa nguy cơ bị đối thủ bỏ xa hay đánh đến độ “bay màu” khỏi thị trường, mà còn giúp doanh nghiệp bạn học tập, rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng, cải tiến chiến lược marketing ngày càng phù hợp với xu hướng của khách hàng hơn. 


# Các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp


Bên cạnh phân tích khách hàng và đối thủ, khi lập một chiến lược hoàn chỉnh, bạn còn cần phải xem xét tới những yếu tố sau đây:

  • Môi trường bên: Nguồn lực nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, văn hóa doanh nghiệp.
  • Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Các vấn đề vi mô (nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế) và các vấn đề vĩ mô (văn hóa – xã hội, chính trị, tôn giáo, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật, môi trường nhân khẩu học,...).

Xác định đâu là kênh phân phối phù hợp


Lựa chọn kênh phân phối nội dung phù hợp

Lựa chọn kênh phân phối nội dung phù hợp

Thông thường nhằm giúp chiến lược đạt được hiệu quả như mong muốn, chỉ tập trung duy nhất vào một kênh phối thì không đủ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sử dụng càng nhiều kênh, doanh nghiệp sẽ càng nhận được nhiều lợi ích. Bởi dù số lượng nhiều nhưng chất lượng không có thì chỉ tốn thời gian, chi phí, công sức, còn hiệu quả lại chẳng tăng thêm được bao nhiêu.

Tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu doanh nghiệp đang hướng đến, bạn sẽ lựa chọn ra các kênh Marketing Online phù hợp, tối ưu nhất cho chiến lược Marketing sắp tới của mình. Nguyên tắc chung là sử dụng theo tỉ lệ 2:1:1. 

  • 2 Media tự xây dựng (Owned Media): Fanpage Facebook, Instagram, website, landing page. 
  • 1 Media lan truyền (Earned Media):  Tạo những cuộc tranh cãi trên truyền thông về những vấn đề liên quan đến chiến dịch của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp luôn được nhắc tới thường xuyên, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí.
  • 1 Media trả tiền quảng cáo (Paid Media): Chạy quảng cáo trên Facebook, Google, banner ads,...

Thiết lập mục tiêu theo quy tắc SMART


Một trong những sai lầm khiến chiến lược Marketing thất bại đó là doanh nghiệp không đưa ra được mục đích cụ thể của chiến lược là gì mà chỉ nói chung chung. Vì vậy, khi đặt mục tiêu, bạn nên dựa theo quy tắc SMART:

  • Specific: Mục tiêu đề ra cần cụ thể, chi tiết
  • Measurable: mục tiêu đó phải đo lường được
  • Attainable: thực hiện được
  • Relevant: có liên quan đến sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu 
  • Time frame: thời gian thực hiện chiến lược cụ thể trong bao lâu

Mục tiêu đề ra càng rõ ràng, bạn càng dễ dàng theo dõi, đo lường kết quả hoạt động và có những hoạt động cải thiện khuyết điểm kịp thời, nâng mức độ thành công của chiến dịch. Nên thay vì đưa ra những mục tiêu như:

  • Đạt doanh số bán hàng cao 
  • Từ khóa lên top Google
  • Mở rộng danh sách database

Bạn nên đổi lại thành:

  • Doanh số bán hàng đạt 100 triệu trong tuần đầu tiên ra mắt sản phẩm
  • Trong vòng 3 tháng phải đưa từ khóa “tư vấn marketing” lọt top 10 Google
  • Ít nhất có được thông tin cá nhân của 200 khách vào cuối tháng thứ 3 của chiến dịch 

Lập chiến lược theo phễu bán hàng


Lập chiến lược Marketing theo từng nhóm trong phễu bán hàng

Lập chiến lược Marketing theo từng nhóm trong phễu bán hàng

Tương tư với format AIDA (thu hút, thích thú, mong muốn và hành động), trong marketing online, mỗi khách hàng khi vào website bán hàng của doanh nghiệp sẽ được phân thành 4 giai đoạn như sau:

  • Visitor (truy cập và thoát ngay): Có thể do bấm nhầm; Sản phẩm, dịch vụ chưa đủ thu hút họ; Hoặc có thể do tốc độ tải trang của bạn quá chậm, URL trong không chuyên nghiệp, khiến họ có cảm giác không an tâm về doanh nghiệp.
  • Lead (Khách hàng tiềm năng): Khách truy cập vào web nhưng có thời gian ở lại trên web lâu hơn.
  • Qualified Lead (Khách hàng tiềm năng): Thuộc trường hợp có thao tác trên website như cho sản phẩm của bạn vào giỏ hàng; Quay lại website nhiều lần; Đăng ký dùng thử nhưng không điền thông tin,...
  • Customer (Khách hàng thực thụ): Khách hàng đã hoàn tất quá trình mua hàng.

Tuy lập chiến lược Marketing riêng cho từng nhóm đối tượng sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng đã được phân chia sẵn. Từ đó việc khiến một khách hàng đang ở giai đoạn đầu (visitor) chuyển sang giai đoạn cuối cùng (customer) không còn quá khó khăn như trước. 


Tổng kết


Một chiến lược Marketing được phân tích, hoạch định kỹ càng, khoa học không chỉ giúp hoạt động quản lý, kiểm soát chiến lược trở nên đơn giản hơn, mà còn có thể biến các mục tiêu phát triển doanh nghiệp thành hiện thực. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giá trị cho bạn, cũng như cho doanh nghiệp.  

Trường hợp nguồn lực còn nhiều hạn chế, không cho phép doanh nghiệp tự hoạch định và thực hiện chiến lược riêng cho mình, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn Marketing AZTECH tại Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc gọi HOTLINE: 0903.858.865 để được hỗ trợ phân tích, tìm ra hướng đi phù hợp nhất với doanh nghiệp.


0 nhận xét: