Seeding Facebook: Chia sẻ cách Seeding thủ công giúp ra đơn dễ dàng

Seeding Facebook là giải pháp tiếp thị vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả. Trong bối cảnh mà quảng cáo Facebook không còn được như xưa (giá tăng nhưng tương tác không tăng, quy định quảng cáo nghiêm ngặt,..) thì Seeding Facebook trở thành giải pháp thay thế được nhiều cá nhân, tổ chức áp dụng trong chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình. Thế bạn đã biết gì về Seeding Facebook hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng AZTECH tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Seeding Facebook

Seeding Facebook được cho là giải pháp tiếp thị số mới

Seeding Facebook được hiểu là tạo ra các đoạn hội thoại, comment ảo trên những bài post bán hàng, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với mục đích tạo ra hiệu ứng đám đông. Vì thói quen của người Việt mình là đi theo số đông nên một bài post bán hàng xôm tụ, nhiều người comment mua hàng dễ ra đơn hơn.

“Seeding” dịch sang tiếng Việt nghĩa là gieo mầm. Gọi là Seeding vì cách thức này tương tự như việc bạn gieo hạt giống (comment) vào đất (tâm trí khách hàng) và dành thời gian cũng như công sức để hạt giống phát triển thành cây (bán được hàng).

Seeding đã có mặt từ rất lâu nhưng ngày nay nó đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu của người bán. Trong đó, phổ biến nhất là các hình thức Seeding Facebook sau:

Seeding Profile Facebook

Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng Seeding Profile Facebook
Xây dựng thương hiệu cá nhân bằng Seeding Profile Facebook

Đây là hình thức Seeding dành cho các cá nhân bán hàng online thông qua trang cá nhân hoặc muốn xây dựng thương hiệu cá nhân. Mục đích cụ thể của hình thức này là làm tăng tương tác, tăng followers cho trang Profile nhằm tạo dựng lòng tin với khách hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Seeding Fanpage Facebook

Cũng tương tự như Seeding trên Profile nhưng Seeding Fanpage Facebook diễn ra trên Fanpage của các doanh nghiệp với mục đích là tăng độ xôm tụ cho các bài đăng trên Fanpage. Các bình luận ảo không nhất thiết đều nói về chốt đơn, mua hàng mà có thể là một review về sản phẩm hay nói về các tính năng nổi bật của sản phẩm đó.

Seeding Livestream

Seeding Livestream giúp kích thích khả năng quyết định mua hàng của khách hàng khi coi livestream bằng cách tương tác, vờ “chốt đơn” nhằm tạo hiệu ứng đám đông. Những khách hàng thật sự khi thấy có người mua sẽ an tâm, tin tưởng và quyết định mua hàng.

Seeding Group Facebook

Seeding Group Facebook là gì? Bạn đã nghe bao giờ chưa? Hiểu đơn giản thì nó là Seeding trên group của Facebook, thông thường là các group bán hàng. Đây là hình thức phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất trong các hình thức seeding trên. Vì “địa điểm” diễn ra seeding của các loại hình thức kia là trên các post thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức cụ thể nào đó, điều này rất dễ làm khách hàng nghĩ tới khả năng cá nhân, tổ chức đó cài người vào để quảng cáo. Nhưng khi thực hiện seeding trên group thì khách hàng sẽ không biết bạn là ai, điều này làm khách hàng an tâm, tin tưởng hơn. Seeding Group Facebook là hình thức đòi hỏi nhiều kỹ thuật khi thực hiện, nếu seeding không hiệu quả rất dễ bị khách hàng phát hiện.

Có nên Seeding like, comment trước khi chạy Facebook Ads hay không?

2. Tại sao nên Seeding Facebook?

Đối với những doanh nghiệp không có thế mạnh kinh tế thì thực hiện những chiến dịch quảng cáo chất lượng tốn kém ngân sách là việc quá sức. Thay vào đó, sử dụng Seeding Facebook làm giải pháp tiếp thị thay thế sẽ là sự lựa chọn thông minh vì:

  • Tiết kiệm tối đa chi phí quảng bá sản phẩm, hình ảnh.

  • Xây dựng lòng tin khách hàng hiệu quả, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi.

  • Tăng tính nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.

  • Khuyến khích trao đổi, kích thích khách hàng tăng khả năng lan truyền.

  • Giúp các bài viết nổi bật từ đó tăng khả năng tìm kiếm của thương hiệu

  • Hỗ trợ hoạt động SEO hiệu quả bằng cách tạo nguồn backlink chất lượng.

3. Hướng dẫn cách Seeding Group Facebook hiệu quả

Hướng dẫn cách Seeding Group Facebook thủ công

Bước 1: Lập kế hoạch Seeding Facebook

Cách Seeding hiệu quả đó chính là phải lập kế hoạch trước khi thực hiện. Một bảng kế hoạch Seeding thường gồm các việc cần làm như:

  • Xây dựng Content Seeding và những comment tung hứng như thế nào để truyền tải được thông điệp của thương hiệu.

  • Phân chia tài khoản nào sẽ quản lý comment nào. Để không bị nghi ngờ thì các tài khoản seeding nên có một giọng văn riêng biệt, tránh xảy ra vấn đề bên trên ngu ngơ bên dưới sành sỏi.

  • Lựa chọn thời gian đăng bài có nhiều người hoạt động nhất. Đồng thời phân chia thời gian đăng comment sao cho không quá gần nhau, mỗi tài khoản nên cách nhau 3-4h.

  • Chuẩn bị cách trả lời comment của những thành viên trong group.

  • Chuẩn bị nội dung xử lý khủng hoảng nếu bị đối thủ chơi xấu.

Bước 2: Chuẩn bị và nuôi tài khoản

Để thực hiện Seeding hiệu quả thì bạn cần tạo một lượng tài khoản Facebook tùy theo nhu cầu nhất định. Song, bạn nên dùng Gmail để tạo tài khoản Facebook ảo thay vì sử dụng trực tiếp số điện thoại vì nếu bị mất tài khoản sẽ rất khó lấy lại.

Sau khi tạo các tài khoản thành công thì bạn tiến hành tối ưu chung trông giống như một tài khoản Facebook thật, cụ thể là đặt tên nên thuần Việt, cập nhật ảnh đại diện, ảnh bìa, update thông tin cá nhân, kết bạn,…

Khi đã hoàn thành các công đoạn trên thì bạn nên “nuôi” các tài khoản ảo này từ 2-3 tuần rồi mới mang đi Seeding nhé. Trong lúc đợi thời cơ “chín muồi” thì bạn hãy mang những tài khoản ảo tham gia các nhóm có chứa nhóm đối tượng khách hàng mà thương hiệu bạn nhắm tới. Nếu được hãy kết bạn với họ để tạo lập mối quan hệ.

Bước 3: Tiến hành Seeding Facebook

Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, quy định Group trước khi Seeding
Cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, quy định Group trước khi Seeding

Đầu tiên bạn cần hiểu rõ quy định của group mà bạn sẽ Seeding, đặc điểm như thế nào, đó là một group chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức hay group thảo luận, kể chuyện. Đặc biệt nghiên cứu kỹ nội quy đăng bài của group, vì nếu vi phạm bài post của bạn sẽ bị xóa, nếu tái phạm nhiều lần bạn có thể bị ban hoặc bị kick khỏi nhóm.

Đồng thời bạn cũng nên tham khảo những bài viết có lượng tương tác cao để xem chủ đề thành viên trong nhóm quan tâm là gì, cách viết bài như thế nào để học hỏi và rút kinh nghiệm.

Khi thực hiện Seeding bạn nên thực hiện đúng như những gì trong bảng kế hoạch đã lập ban đầu và dùng những tài khoản đã tạo vào comment tạo ra các cuộc thảo luận để tạo độ xôm tụ cho bài viết. Để khách hàng thật sự không nhận ra bạn đang Seeding thì nội dung Seeding nên được xây dựng theo nhiều chiều hướng với nhiều góc độ khác nhau.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của AZTECH về cách Seeding Facebook thủ công. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quát về Seeding, từ đó xây dựng cho thương hiệu mình một chiến lược Marketing phù hợp nhất.

Nếu bạn không đủ tự tin để tự mình thực hiện thì có thể tham khảo dịch vụ Seeding Facebook của AZTECH. Với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm cũng như am hiểu sâu về lĩnh vực Seeding, chắc chắn chúng tôi sẽ mang thương hiệu của bạn đến gần khách hàng hơn. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0903.858.865 để được báo giá và tư vấn miễn phí.


0 nhận xét:

5 Mẫu kịch bản Seeding Group kinh điển giúp nổ đơn liên tục

Seeding Group là cách tiếp thị sản phẩm hiệu quả và tránh bị nghi ngờ nhất vì mọi người sẽ không biết bạn đại diện cho thương hiệu nào. Nhưng vấn đề kịch bản seeding phải như thế nào để tự nhiên và thật nhất khi triển khai seeding group.

Vậy nên, bài viết này AZTECH xin chia sẻ với bạn 5 mẫu kịch bản seeding group kinh điển nhất có thể áp dụng cho mọi ngành nghề.

Vì sao cần phải có kịch bản seeding?

Trước khi thực hiện seeding, bạn cần có kịch bản seeding vì nó sẽ giúp bạn cần biết mình phải comment gì tiếp theo, từ đó giúp quá trình seeding diễn ra mạch lạc, trôi chảy. Đồng thời, kịch bản seeding giúp seeding trông tự nhiên và thật hơn, qua đó  khách hàng sẽ tin tưởng mà quyết định sử dụng sản phẩm của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

5 Mẫu kịch bản seeding group

5 Mẫu kịch bản Seeding Group kinh điển giúp nổ đơn liên tục

1. Mẫu kịch bản seeding tâm sự

Đối với mẫu kịch bản này, bạn sẽ dùng một tài khoản đăng bài kể một chuyện gì đó đã xảy ra với bản thân. Nhưng trong bài viết, bạn sẽ khéo léo nhắc tới sản phẩm mà mình đã sử dụng để giải quyết những chuyện đó.

Tỷ lệ bài viết nên là 90% kể chuyện và chỉ 10% nhắc tới sản phẩm ấy mà thôi. Sau đó, bên dưới phần bình luận bạn sẽ dùng các tài khoản seeding comment mồi hỏi sâu về sản phẩm để làm nổi bật cho sản phẩm. Cuối cùng tài khoản đăng bài sẽ “chốt hạ” bằng cách cung cấp địa chỉ người bán, tức dẫn link bán hàng nhằm điều hướng khách hàng đến Profile/Fanpage bán hàng.

Kiểu seeding tâm sự sau đó nói về sản phẩm

Ví dụ: Bạn kinh doanh sản phẩm trị rụng tóc, bạn có thể dùng tài khoản seeding đăng bài lên hội rụng tóc và chia sẻ việc mình bị rụng tóc sau sinh và những tự ti, mặc cảm mà mình trải qua khi bị rụng tóc. Sau đó bạn sẽ chia sẻ mình đã dùng những cách nào để chữa trị, các cách đó mang lại kết quả ra sao (kết quả không khả quan), nhưng cuối cùng bạn đã tìm được sản phẩm (sản phẩm của bạn) giúp giải quyết vấn đề này....

Bên dưới phần bình luận, bạn sẽ tạo những comment mồi khác hỏi về sản phẩm như giá cả, địa chỉ mua, hỏi về kinh nghiệm sử dụng, bao lâu thì trị khỏi hoặc có thể dùng các tài khoản mồi bình luận kiểu bơm vá như mình cũng sử dụng sản phẩm này, hoặc bản thân cũng đang bị tình trạng như vậy thì phải làm sao?

Đánh giá kiểu seeding này:

Ưu điểm

  • Đánh trúng tâm lý khách hàng nên có hiệu quả cực cao nếu ai đó đọc được bài viết

  • Cuốn hút vì mang tính kích thích và tò mò cao

Nhược điểm

  • Phải đầu tư kỹ lưỡng nội dung bài đăng thì nó mới tự nhiên, nếu làm không cẩn thận rất dễ bị phát hiện là quảng cáo trá hình

  • Tốn nhiều thời gian để xây dựng nội dung

2. Mẫu kịch bản seeding kiểu hỏi – đáp

Kịch bản seeding kiểu hỏi – đáp là kiểu bài mà bạn sẽ dùng tài khoản seeding để tự tạo các bài đăng hỏi đáp trực tiếp về những vấn đề liên quan tới lĩnh vực hay sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Sau đó tiếp tục dùng các comment mồi phía dưới để điều hướng, dẫn dắt khách hàng về nơi cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Dạng seeding đặt câu hỏi hoặc xin được tư vấn rất dễ thu hút mọi người

Ví dụ: Bạn sở hữu một spa ở Quận 3 và thế mạnh spa của bạn là trị mụn. Bạn sẽ dùng một tài khoản mồi vào các group làm đẹp ở Tp.HCM như

“Em đang tìm một liệu trình trị mụn. Các chị cho em hỏi ở Q3 có chỗ nào trị mụn hiệu quả mà an toàn không ạ?”

Hoặc

“Các chị ở Q3 cho em hỏi Spa A (spa của bạn) có trị mụn không ạ? Em thấy chỗ đó review tốt những không rõ chi phí và hiệu quả như thế nào?”

Dưới bài bạn sẽ comment mồi như sau:

Tài khoản 1: Chỗ A ổn lắm bạn ơi, giá chỉ tầm 100k tiền khám thôi, còn thuốc thì dùng theo lộ trình hoặc buổi lẻ đều được. Mình ưng chỗ đó vì chị chủ tư vấn nhiệt tình lắm luôn. Còn có cả dịch vụ nặn mụn nữa

Tài khoản 2: Nếu về trị mụn thì spa A là tốt nhất nha. Mình cũng đang chữa ở đó, đi được 2 tuần rồi mà đỡ rất nhiều (ảnh minh họa)

Đánh giá kiểu seeding này:

Ưu điểm:

  • Vì là dạng bài hỏi nên nội dung viết đơn giản, không cần cầu kỳ, có thể đăng nhiều bài một ngày mà không sợ bị trùng lặp hay bị lộ

  • Người đọc sẽ không bỏ qua vì thông tin ngắn, rõ ràng

  • Phù hợp với những group mua bán, group cư dân hay thậm chí là group tâm sự/ chia sẻ mà cấm bán hàng

  • Kiểu seeding này phù hợp với hầu hết tất cả các mặt hàng và các loại group.

Nhược điểm:

Kiểu seeding này cần nhiều comment mồi để đầy bài. Cần tạo được điểm nhấn và comment chú chốt đề dẫn khách hàng tiếp cận sản phẩm/dịch vụ bởi sẽ có rất nhiều comment của đối thủ nhảy vào chào hàng.

Xem thêm: Có nên Seeding like, comment trước khi chạy Facebook Ads hay không?

3. Mẫu kịch bản seeding review sản phẩm

Với kịch bản seeding review bạn sẽ đóng giả làm người đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình rồi đăng bài review trực tiếp lên các hội nhóm. Với dạng bài review, bạn sẽ phải sử dụng đa dạng kiểu seeding bên dưới cả ủng hộ lẫn phản đối (ủng hộ nhiều hơn phản đối) để bài viết trông thật hơn, tránh bị lộ quảng cáo trắng trợn

Ví dụ: Bạn review cho một quán ăn

“Mê điếu đổ HÀNG CƠM TẤM ĐÊM NƯỚNG THỊT KHÔNG KỊP BÁN ngay chân cầu Calmette Quận 4

Quán nằm ở chân cầu Calmette hướng Q1 - Q4 nha, mở khá trễ nhưng sẵn sàng đợi...Bán nhiều món lắm: cơm sườn miếng - sườn cọng - ba rọi, gà nướng, chả chiên, mực dồn thịt, xíu mại, chả trứng muối, bì... Thích nhất miếng sườn bự chà bá ướp đậm đà nướng siêu thơm luôn. Quán ở (địa chỉ quán kèm mô tả, chỉ đường)”

(kèm theo ảnh tự chụp)

Bên dưới phần bình luận bạn sẽ dùng các tài khoản mồi tag bạn bè để tạo hiệu ứng lan truyền cùng như để lại những bình luận tích cực. Bạn cũng có thể khéo léo cung cấp thêm thông tin quán.

Tag bạn bè hoặc khéo léo cung cấp thông tin cho mọi người

Đánh giá kiểu seeding này:

Ưu điểm:

  • Vì là dạng bài review nên sẽ được nhiều người đón nhận

  • Mang tính khách quan nên nếu có người quan tâm sẽ tham gia vào comment hỏi, từ đó giúp bạn dễ dàng chốt đơn bằng cách chủ topic tương tác với khách hàng và cung cấp thông tin cho họ.

Nhược điểm:

  • Dạng bài review rất dễ tạo cảm giác quảng cáo trá hình nếu làm không khéo. Vậy nên phải lồng ghép những comment chê nhưng cuối cùng là khen để tạo cảm giác chân thật

  • Cần có ảnh thật đi kèm để chứng minh bạn đã thật sự sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó. Nếu được hãy dùng cả video để khách hàng tin tưởng hơn.

4. Mẫu kịch bản seeding chia sẻ kiến thức/kinh nghiệm

Một dạng của seeding chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

Kiểu seeding này hơi giống kiểu seeding review, nhưng nội dung sẽ cung cấp kiến thức nhiều hơn là trải nghiệm cá nhân. Kịch bản seeding kiểu này thường sẽ đăng các bài có giá trị chia sẻ kiến thức về một vấn đề nào đó, chiếm khoảng 80% bài viết và lồng ghép vào đó 20% sản phẩm. Sau đó dưới bài sẽ là các comment mồi để điều hướng khách hàng về sản phẩm cũng như link bán sản phẩm đó.

Ví dụ: Giả sử bạn bán kem dưỡng da tay, bạn sẽ đăng bài chia sẻ kiến thức về các loại kem dưỡng da tay phổ biến và hiệu quả từng loại mang lại. Sau đó khéo léo nói tốt nhiều hơn về loại của bạn, đưa ra nhiều ưu điểm hơn. Dưới bài viết tạo nhiều comment dạng câu hỏi nhòe tư vấn hoặc hỏi mua giùm người thân thì mua sản phẩm ở đâu,..

Đánh giá kiểu seeding này:

Ưu điểm:

  • Vì là bài chia sẻ kinh nghiệm nên dễ dàng thu hút những vị khách đang có nhu cầu

  • Mang tính khách quan nên nếu có người quan tâm sẽ tham gia vào comment hỏi, từ đó giúp bạn dễ dàng chốt đơn bằng cách chủ topic tương tác với khách hàng và cung cấp thông tin cho họ.

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi phải cung cấp kiến thức đúng và thật sự hữu ích nên cần đầu tư vào nội dung, cần nghiên cứu kỹ

  • Kiểu seeding này phù hợp với các group chuyên sâu, dành cho đối tượng khách hàng có kiến thức và đã tìm hiểu nhiều.

5. Mẫu kịch bản seeding nội dung “đánh lạc hướng”

Kiểu kịch bản seeding này nội dung xây dựng sẽ đề cập tới một vấn đề nhưng hình ảnh hoặc video minh họa thì cố ý hướng trọng tâm vào vấn đề khác.

Dạng seeding này phù hợp với nhiều mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ như đồ gia dụng, thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,..

Ví dụ: Bạn là người bán sản phẩm kích sữa, bạn dùng tài khoản seeding đi hội nhóm đăng kiểu như này:

" Em thì nhiều sữa, vắt chẳng hết, mẹ ck lại cứ xem quảng cáo nhiều bảo phải cho cả sữa công thức. E giải thích suốt mà bà khăng khăng ko nghe. Đau đầu quá chưa biết làm sao giờ các chị ạ "

(kèm ảnh tủ đá đựng chật túi tích sữa mẹ)

Sau đó phía dưới cho các tài khoản seeding mồi khác vào comment mồi như

Tài khoản 1: Ôi mẹ nó ăn gì lắm sữa thế?

Tài khoản 2: Em ít sữa chán lắm chị ạ, chị có bí kíp gì ko

Tài khoản 3: Chị ơi cho xin bí quyết với ạ

Tài khoản 4: Em không đủ sữa cho bé ti, khóc cả đêm chị ạ, chị dùng gì mà sữa nhiều vậy?

Tài khoản 5: Tag 1 người bạn cũng cho trường hợp ít sữa vào xem

Và bài viết đó trở thành một topic chia sẻ, trao đổi phương pháp kích sữa, nhờ các comment tâm sự, feedback trên bài đó mà bạn dễ dàng có đơn.

Đánh giá kiểu seeding này:

Ưu điểm:

  • Dễ thu hút người xem vì tính chất tự nhiên, mang tính giải trí cao

  • Đề tài đang dạng, dễ tìm ý tưởng viết

  • Dễ vượt khâu kiểm duyệt bài của Admin vì không nhắc gì tới sản phẩm

Nhược điểm:

  • Cần dùng nhiều comment seeding để điều hướng khách hàng

  • Cần có tư liệu tự nhiên như hình ảnh, video với các mặt hàng mang tính chất cần thấy

  • Giọng văn của chủ topic phải thật tự nhiên, chân thật tránh bán hàng quá lộ liễu rất dễ bị Admin xóa bài.

Lời kết

Trên đây là 5 dạng kịch bản seeding phổ biến rất được nhiều bạn áp dụng và đã thành công. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hình dung được cách xây dựng kịch bản seeding là như thế nào để có thể tạo ra những kịch bản seeding chân thật và tự nhiên nhất.

Tự mình thực hiện seeding Facebook tốn kha khá thời gian để nuôi tài khoản và không phải làm ngày 1 ngày 2 là hiệu quả. Nó là cả một quá trình trải nghiệm, thực hiện để trở thành bậc thầy seeding. Vậy nên bạn có thể tham khảo dịch vụ seeding Facebook của AZTECH. Để được tư vấn miễn phí cũng như biết thêm thông tin dịch vụ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0903 858 865


0 nhận xét:

Điểm danh 5 loại chi phí Marketing doanh nghiệp thường gặp nhất

Hoạch định chi phí marketing online là một trong những bài toán khiến các nhà quản lý đau đầu trong việc tìm cách giải quyết tối ưu nhất. Đặc biệt khó khăn nhất là với những doanh nghiệp vừa mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tiếp thị. 

Vậy chi phí marketing là gì? Chi phí marketing gồm những gì? Để tự thực hiện một chiến lược marketing hiệu quả, thông thường doanh nghiệp cần phải đầu tư ngân sách cho những khoản phí nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

Chi phí Marketing là gì?

chi phí marketing

Chi phí marketing bao gồm từ việc thiết kế, quảng cáo, đến tiền lương thưởng, hoa hồng,...

Chi phí marketing hiểu nôm na đó là tất cả những chi phí liên quan đến hoạt động tiếp thị quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp theo kiểu online/offline. Cụ thể, các loại phí này bao gồm từ việc thiết kế, in ấn, quảng cáo, đến tiền lương thưởng, hoa hồng và cả những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược,…

Bạn đã biết cách xây dựng chiến lược Marketing giúp 99% doanh nghiệp trẻ thành công chưa?

5 Khoản chi phí Marketing doanh nghiệp thường gặp

1. Lương nhân viên Marketing


Đầu tiên, khi nhắc đến các khoản phí cần chi để thực hiện chiến lược Marketing, chắc chắn không thể không tính đến tiền lương trả cho nhân viên. Có thể nói phần chi phí này rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến nguồn lực tài chính của công ty. Bởi muốn xây dựng một đội ngũ marketing bài bản, bạn cần rất nhiều nhân vật gồm: marketing manager, content, social media, SEO, designer,… Chưa kể đôi lúc bạn cần phải thuê thêm các chuyên gia tư vấn chiến lược, freelancer để hỗ trợ hoạt động Marketing diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và hiệu quả hơn. 

Do đó, nếu nguồn lực tài chính của công ty còn nhiều hạn chế, bạn nên thuê team Marketing bên ngoài thay vì tự xây dựng. Nhiều Agency hiện nay cung cấp gói dịch vụ Marketing Online tổng thể chỉ với mức giá 8 TRIỆU. Con số này chỉ bằng lương của 1 nhân viên Marketing nhưng lại vừa triển khai được các kế hoạch tiếp thị đa kênh, vừa được hỗ trợ tư vấn, định hướng chiến lược. Một cuộc hợp tác quá hời cho doanh nghiệp!

Tham khảo chi tiết về quy trình làm việc của dịch vụ Marketing thuê ngoài

2. Chi phí phát triển Website, Digital


chi phí marketing

Chi phí xây dựng và duy trì website, cùng các kênh social media khác

Theo các báo cáo về thực trạng người dùng Internet cho thấy, dưới sự xúc tác trực tiếp và gián tiếp từ các trang web, blog hoặc mạng xã hội, trung bình mỗi năm 1 người chi tiêu hơn 5 Triệu VNĐ cho các giao dịch mua sắm Online. Vì thế, không lý nào khi xây dựng chiến lược Marketing, chúng ta lại bỏ qua việc đầu tư cho những kênh tiềm năng này.

Thường thì tạo Blog hay mở tài khoản trên Social Media sẽ không mất phí. Tuy nhiên, để xây dựng một Website riêng cho doanh nghiệp, bạn cần trả một số phí như phí duy trì website hàng năm, tiền mua tên miền (domain), tiền thiết kế và tối ưu Web chuẩn SEO,...  

3. Phí quảng cáo và hoa hồng


Loại chi phí thứ 3 trong danh sách “Chi phí marketing gồm những gì” đó là phí dịch vụ quảng cáo. Tùy phương thức dịch vụ cùng những cam kết giữa bạn và công ty quảng cáo đã trao đổi mà chi phí dịch vụ này sẽ có sự chênh lệch nhất định. 

Cách tính phí được các công ty quảng cáo áp dụng phổ biến là dựa theo số lượng nhấp vào bài quảng cáo (Pay-per-click), theo số lần hiển thị quảng cáo,… Ngoài ra, khi thuê các đơn vị chạy quảng cáo trên Google hay Facebook, bạn còn phải trích thêm một khoản phí hoa hồng để trả cho đơn vị đó. 

Trong trường hợp bạn có thể tự chạy quảng cáo, hãy thuê một đội ngũ media riêng nhằm hỗ trợ khâu sản xuất nội dung tiếp thị cho công ty. Lúc này, bạn cần tính tới một số khoản phí cần chi trả cho copywriter, designer, đơn vị in, ấn,…

4. Chi phí thực hiện nghiên cứu, khảo sát thị trường


chi phí marketing

Chi phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu, khảo sát thị trường luôn đóng vai trò quan trọng, tạo tiền đề cho sự thành công của mọi chiến lược Marketing. May mắn thay, nhờ sự phát triển của công nghệ, việc tìm kiếm dữ liệu, nghiên cứu thị trường có phần đơn giản và ít tốn kém hơn trước rất nhiều. 

Bạn hoàn toàn có thể biết được khách hàng mục tiêu của mình là ai? Ở đâu, có sở thích gì? Độ tuổi, giới tính ra sao? Họ đang mong muốn điều gì,... thông qua các cuộc khảo sát trực tuyến. Từ đó lập kế hoạch tiếp thị phù hợp với thị hiếu của khách hàng, mục tiêu chiến lược đề ra theo đó cũng dễ dàng đạt được.

5. Chi phí khác


Vì định hướng, tầm nhìn và nguồn lực tài chính của mỗi doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau nên các khoản chi phí marketing online cũng sẽ có sự khác biệt. Ngoài những loại phí trên, doanh nghiệp còn hay gặp một số chi phí như:

  • Chi phí phát triển thương hiệu
  • Phát triển các chương trình giảm giá
  • Tài trợ
  • Chi phí in, ấn
  • Quan hệ công chúng
  • Quà tặng, mẫu thử cho khách hàng
  • Phí sử dụng các dịch vụ tư vấn, định hướng chiến lược Marketing
  • Các công cụ Marketing Automation
  • Phí dịch vụ social listening

Như vậy là bạn vừa tìm hiểu xong chi phí marketing là gì? Và chi phí marketing bao gồm những gì rồi đó. Có thể nói, xác định được các khoản chi phí marketing online cần đầu tư cho chiến lược là cách đơn giản nhất hỗ trợ quá trình hoạch định ngân sách, cũng như xây dựng Marketing chuẩn xác và có tỷ lệ thành công cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức giá trị, giúp ích cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. 

Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với AZTECH thông qua Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc gọi HOTLINE: 0903.858.865 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé. Với 6 năm kinh nghiệm trong nghề, AZTECH tự tin sẽ mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp Marketing tối ưu nhất. 



0 nhận xét:

Chiến lược Marketing là gì? 4 Bước xây dựng chiến lược thành công

Mặc dù bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều biết rằng chiến lược Marketing giờ đây trở thành ngọn gió giúp “chiếc thuyền doanh nghiệp” đẩy nhanh tốc độ phát triển, vượt mặt đối thủ, tăng thị phần trên thị trường, tiến thẳng về đích đến “thành công”. Tuy nhiên, hiểu và biết thế thôi nhưng thật ra nhưng để lập nên một chiến lược tiếp thị hoàn chỉnh không phải là chuyện đơn giản. 

Vì thế, hôm nay bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về cách xây dựng chiến lược tiếp thị thành công chỉ với 4 bước.

Chiến lược Marketing Online là gì?


Chiến lược Marketing Online là kế hoạch tiếp thị trên Internet

Chiến lược Marketing Online là kế hoạch tiếp thị trên Internet

Chiến lược Marketing Online là một kế hoạch tiếp thị sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu thông qua sử dụng các công cụ Marketing Online như SEO, content, quảng cáo,… Các hoạt động quảng bá này nhằm mục đích đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. 

Thông thường các chiến lược của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị của một cái hay một điều gì đó
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Phương pháp thực hiện

4 Giải pháp Marketing tổng thể hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ

Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược Marketing Online?


Chiến lược Marketing đóng vai trò như một tấm bản đồ, giúp doanh nghiệp xác định vị trí của bản thân đang ở đâu; Phải đi như thế nào, vượt qua những rào cản nào trong thời gian bao lâu nữa để đến được đích,... Chiến lược Marketing càng được xây dựng, phân tích tường tận, kỹ càng, doanh nghiệp sẽ càng có cái nhìn rõ nét nhất về tình hình hiện tại của mình và tìm ra được hướng đi phù hợp nhất, tối ưu chi phí, thời gian và nguồn lực nhất cho mình.  


4 Bước xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho mọi doanh nghiệp


Phân tích các yếu tố tác động đến doanh nghiệp


# Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?


Phác họa khách hàng mục tiêu trước khi lập chiến lược

Phác họa khách hàng mục tiêu trước khi lập chiến lược

Trước khi lập một chiến lược bất kỳ, bạn cần dành ít thời gian suy ngẫm xem đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến là ai, họ thường xuyên thích gì và làm gì thông qua các yếu tố trong nhân khẩu học (như độ tuổi, giới tính, nơi ơ, sở thích, thu nhập,… ) và từ đó suy ra insight của khách hàng.

Sau khi đã tự mình phác thảo nên những thông tin về khách hàng, việc tiếp theo bạn cần làm đó tìm cách xác thực xem giả định của bạn là đúng hay sai. Hãy bắt đầu với những mẫu khảo sát trực tuyến hoặc bạn cũng có thể phỏng vấn trực tiếp các khách hàng hiện tại của doanh nghiệp để chứng thực việc này. Nhắm đúng đối tượng mục tiêu ngay từ lúc bắt đầu chính là kim chỉ nam cho chiến lược của bạn, giúp bạn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn và không bị lạc hướng trong quá trình thực hiện chiến lược. 


# Biết rõ đối thủ cạnh tranh


Trừ trường hợp bạn đang theo đuổi thị trường ngách, miếng bánh lợi nhuận quá bé khiến những người khác không thèm chú ý tới, còn lại, bạn sẽ luôn đối mặt với nguy cơ bị đối thủ nuốt chửng bất cứ lúc nào. 

Chính vì vậy, để ý và phân tích những gì đối thủ đang làm là điều rất cần thiết, không chỉ ngăn ngừa nguy cơ bị đối thủ bỏ xa hay đánh đến độ “bay màu” khỏi thị trường, mà còn giúp doanh nghiệp bạn học tập, rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng, cải tiến chiến lược marketing ngày càng phù hợp với xu hướng của khách hàng hơn. 


# Các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp


Bên cạnh phân tích khách hàng và đối thủ, khi lập một chiến lược hoàn chỉnh, bạn còn cần phải xem xét tới những yếu tố sau đây:

  • Môi trường bên: Nguồn lực nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, văn hóa doanh nghiệp.
  • Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Các vấn đề vi mô (nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế) và các vấn đề vĩ mô (văn hóa – xã hội, chính trị, tôn giáo, kinh tế, công nghệ - kỹ thuật, môi trường nhân khẩu học,...).

Xác định đâu là kênh phân phối phù hợp


Lựa chọn kênh phân phối nội dung phù hợp

Lựa chọn kênh phân phối nội dung phù hợp

Thông thường nhằm giúp chiến lược đạt được hiệu quả như mong muốn, chỉ tập trung duy nhất vào một kênh phối thì không đủ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sử dụng càng nhiều kênh, doanh nghiệp sẽ càng nhận được nhiều lợi ích. Bởi dù số lượng nhiều nhưng chất lượng không có thì chỉ tốn thời gian, chi phí, công sức, còn hiệu quả lại chẳng tăng thêm được bao nhiêu.

Tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu doanh nghiệp đang hướng đến, bạn sẽ lựa chọn ra các kênh Marketing Online phù hợp, tối ưu nhất cho chiến lược Marketing sắp tới của mình. Nguyên tắc chung là sử dụng theo tỉ lệ 2:1:1. 

  • 2 Media tự xây dựng (Owned Media): Fanpage Facebook, Instagram, website, landing page. 
  • 1 Media lan truyền (Earned Media):  Tạo những cuộc tranh cãi trên truyền thông về những vấn đề liên quan đến chiến dịch của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp luôn được nhắc tới thường xuyên, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng mà không cần phải bỏ ra nhiều chi phí.
  • 1 Media trả tiền quảng cáo (Paid Media): Chạy quảng cáo trên Facebook, Google, banner ads,...

Thiết lập mục tiêu theo quy tắc SMART


Một trong những sai lầm khiến chiến lược Marketing thất bại đó là doanh nghiệp không đưa ra được mục đích cụ thể của chiến lược là gì mà chỉ nói chung chung. Vì vậy, khi đặt mục tiêu, bạn nên dựa theo quy tắc SMART:

  • Specific: Mục tiêu đề ra cần cụ thể, chi tiết
  • Measurable: mục tiêu đó phải đo lường được
  • Attainable: thực hiện được
  • Relevant: có liên quan đến sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu 
  • Time frame: thời gian thực hiện chiến lược cụ thể trong bao lâu

Mục tiêu đề ra càng rõ ràng, bạn càng dễ dàng theo dõi, đo lường kết quả hoạt động và có những hoạt động cải thiện khuyết điểm kịp thời, nâng mức độ thành công của chiến dịch. Nên thay vì đưa ra những mục tiêu như:

  • Đạt doanh số bán hàng cao 
  • Từ khóa lên top Google
  • Mở rộng danh sách database

Bạn nên đổi lại thành:

  • Doanh số bán hàng đạt 100 triệu trong tuần đầu tiên ra mắt sản phẩm
  • Trong vòng 3 tháng phải đưa từ khóa “tư vấn marketing” lọt top 10 Google
  • Ít nhất có được thông tin cá nhân của 200 khách vào cuối tháng thứ 3 của chiến dịch 

Lập chiến lược theo phễu bán hàng


Lập chiến lược Marketing theo từng nhóm trong phễu bán hàng

Lập chiến lược Marketing theo từng nhóm trong phễu bán hàng

Tương tư với format AIDA (thu hút, thích thú, mong muốn và hành động), trong marketing online, mỗi khách hàng khi vào website bán hàng của doanh nghiệp sẽ được phân thành 4 giai đoạn như sau:

  • Visitor (truy cập và thoát ngay): Có thể do bấm nhầm; Sản phẩm, dịch vụ chưa đủ thu hút họ; Hoặc có thể do tốc độ tải trang của bạn quá chậm, URL trong không chuyên nghiệp, khiến họ có cảm giác không an tâm về doanh nghiệp.
  • Lead (Khách hàng tiềm năng): Khách truy cập vào web nhưng có thời gian ở lại trên web lâu hơn.
  • Qualified Lead (Khách hàng tiềm năng): Thuộc trường hợp có thao tác trên website như cho sản phẩm của bạn vào giỏ hàng; Quay lại website nhiều lần; Đăng ký dùng thử nhưng không điền thông tin,...
  • Customer (Khách hàng thực thụ): Khách hàng đã hoàn tất quá trình mua hàng.

Tuy lập chiến lược Marketing riêng cho từng nhóm đối tượng sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng đã được phân chia sẵn. Từ đó việc khiến một khách hàng đang ở giai đoạn đầu (visitor) chuyển sang giai đoạn cuối cùng (customer) không còn quá khó khăn như trước. 


Tổng kết


Một chiến lược Marketing được phân tích, hoạch định kỹ càng, khoa học không chỉ giúp hoạt động quản lý, kiểm soát chiến lược trở nên đơn giản hơn, mà còn có thể biến các mục tiêu phát triển doanh nghiệp thành hiện thực. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giá trị cho bạn, cũng như cho doanh nghiệp.  

Trường hợp nguồn lực còn nhiều hạn chế, không cho phép doanh nghiệp tự hoạch định và thực hiện chiến lược riêng cho mình, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn Marketing AZTECH tại Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc gọi HOTLINE: 0903.858.865 để được hỗ trợ phân tích, tìm ra hướng đi phù hợp nhất với doanh nghiệp.


0 nhận xét: