Social Seeding: Giải pháp tiếp thị nội dung hiệu quả và tiết kiệm

Ngoài seeding trên Facebook, bạn còn có thể seeding cả trên Instagram, Twitter,...và chúng được gọi chung là Social seeding. Social seeding là một giải pháp tiếp thị Social media không thể tuyệt vời hơn dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bởi vì bạn chỉ cần bỏ ra một số tiền khá nhỏ là đã có thể có được hiệu quả vô cùng lớn.

Cụ thể, Social seeding là gì?

Social seeding là gì?

Social seeding là một hình thức tiếp thị nội dung, thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội thông qua thủ thuật seeding để đạt được một mục đích nào đó. Đó có thể là tăng độ nhận biết thương hiệu, hoặc gia tăng uy tín người bán, hay đơn giản chỉ là muốn tăng tương tác cho các nội dung của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp truyền đi những thông điệp có lợi cho chính mình.

Vì sao Social seeding là giải pháp tiếp thị nội dung hữu hiệu?

Những lợi ích mà Social seeding mang lại 

Mạng xã hội đã trở thành địa điểm nhộn nhịp cho các marketer thực hiện các chiến lược marketing của mình. Vì đại đa số truyền thông sản phẩm, thương hiệu trên các kênh mạng xã hội mạng xã hội đều đem lại các hiệu quả vượt bậc.

Tuy nhiên vấn đề tất yếu là làm sao để thương hiệu của bạn đọng lại trong tâm trí khách hàng. Và Social seeding chính là chìa khóa để các marketer giải quyết vấn đề trên. Bạn chỉ cần xây dựng nội dung, xác định kênh social nơi mà bạn muốn seeding, rồi thực hiện seeding và đợi. Nếu seeding hiệu quả, sẽ giúp bạn xây dựng được lòng tin và uy tín cho doanh nghiệp, tạo nên tiếng vang, lan tỏa tới nhiều người. Từ đó đem lại một chuỗi lợi ích khác như

  • Tăng lượt tiếp cận và tương tác cho Fanpage, Website

  • Tạo nguồn backlink chất lượng để làm tài nguyên cho công việc SEO

  • Truyền tải đúng thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải

  • Dễ dàng lên top từ khóa có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Tiết kiệm chi phí cho các chiến dịch quảng cáo tốn kém

  • .......

Ngoài ra, Social seeding còn là giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp khó thể tránh khỏi khủng hoảng truyền thông. Có thể do sản phẩm lỗi, sản phẩm hết hạn, sản phẩm hỏng, KOLs dính phốt,... Một số doanh nghiệp lựa chọn im lặng và tiếp tục tập trung vào sản xuất và phát triển sản phẩm.

Khi người dùng mất niềm tin về sản phẩm thì họ sẽ đồng loạt quay lưng với thương hiệu. Không chỉ không sử dụng sản phẩm, người dùng còn khuyên người thân, bạn bè họ tẩy chay sản phẩm. Điều này khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề.

Nhưng khi sử dụng Social seeding, các seeder sẽ đánh giá sản phẩm, dịch vụ như một người tiêu dùng thông thường. Các nội dung đánh giá sẽ được lồng ghép khéo léo để vừa khiến người đọc tin tưởng vừa làm nổi bật ưu điểm của sản phẩm, thương hiệu.

Như vậy, nếu xảy ra khủng hoảng truyền thông, các seeder sẽ góp phần điều hướng dư luận hướng đến mặt tích cực của sự việc. Khi đó, cộng đồng không còn quan tâm đến mặt xấu và dần quên lãng vụ khủng hoảng truyền thông này. 

Các hình thức khởi đầu Social seeding

Các hình thức seeding phổ biến trên Social media

  • Đối với dạng bài viết đánh giá: Tạo ra một nội dung bao gồm đầy đủ các phần giới thiệu, phân tích, đánh giá một cách khách quan về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ…hoặc các trải nghiệm để viết cảm nhận.

  • Đối với dạng seeding bình luận: Tạo ra kịch bản thảo luận ngắn xoay quanh thương hiệu sản phẩm, từ đó dẫn dắt theo hướng cơ lợi cho thương hiệu, sản phẩm.

  • Tham gia seeding ở các topic có sẵn: Tham gia vào các chủ đề đã được đặt ra, có sẵn và kéo backlink về chủ đề của bạn.

Một vài mẹo khi làm Social seeding

  • Đối với seeding dạng hỏi đáp: dùng nhiều nick khác nhau và khác địa chỉ IP trong quá trình hỏi và trả lời, các trả lời mà bạn đưa ra cần khách quan và không quá lộ liễu.

  • Đối với seeding dạng giới thiệu sản phẩm dịch vụ: chèn backlink dưới dạng anchor text (đoạn văn bản trên web có chứa liên kết) để tốt cho SEO, đừng nhờ người giới thiệu thương hiệu của bạn mà hãy cung cấp đầy đủ thông tin của sản phẩm, dịch vụ để khách hàng nắm bắt được tất cả các thông tin về sản phẩm đó.

  •  Đối với seeding dạng thảo luận: vấn đề bạn đưa ra phải HOT, phải phân tích sâu để được hưởng ứng cao.

  • Đối với các backlink: giới hạn số backlink đặt trong các bài viết, hãy đặt không quá 03 backlink và nhấn mạnh thương hiệu.

Vì sao bạn nên chọn dịch vụ seeding của AZTECH?

Như đã nói ở trên thì Social Seeding là một điều không thể thiếu trong tổng thể của những chiến dịch Marketing, đặc biệt là seeding Facebook – mảnh đất màu mỡ mà doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác triệt để. Vậy nên doanh nghiệp sử dụng Social seeding làm giải pháp tiếp thị thì đối thủ cũng có thể. Nhưng khi bạn sử dụng dịch vụ seeding của AZTECH thì lại khác. Điểm khác biệt trong dịch vụ seeding Facebook của chúng tôi là

  • Tạo ra những kịch bản seeding chân và thật nhất, seeding mà như không seeding.

  • Chúng tôi cam kết tài khoản chúng tôi sử dụng là tài khoản thật 100%.

  • Chúng tôi cam kết đủ số lượng comment cũng như tạo ra những chủ đề thực sự hay.

  • Tương tác chân thực nhờ tính năng bình luận, tag bạn bè và chia sẻ bài viết trên trang Facebook cá nhân

  • Đội ngũ content trẻ trung, năng động, nhạy bén xu hướng

Quý khách vui lòng liên hệ với AZTECH thông qua HOTLINE: 0903.858.865 hoặc Website: https://marketing.aztech.com.vn/ để được tư vấn và báo giá seeding Facebook 

 

0 nhận xét:

[2021] Doanh thu TĂNG GẤP 2 nhờ phân loại khách hàng theo 5 nhóm

Một trong những phương pháp tăng khả năng “chốt sale” nhanh nhất là phân loại khách hàng nhưng lại không được quan tâm nhiều từ doanh nghiệp. Nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp hoạt động theo phương châm “khách hàng là người quen biết”.  

Trong thời đại 4.0, nếu doanh nghiệp vẫn giữ lối tư duy cũ thì sẽ khó cạnh tranh được trong thị trường. Vì khách hàng chính là người đem đến doanh thu nhưng họ mỗi người mỗi kiểu, nên áp dụng một hình thức “chốt sale” cho tất cả thì bạn sẽ chẳng thu được lợi gì nhiều, thậm chí còn mất đi nguồn thu của mình. Và điều này chính là một nguyên nhân quan trọng, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhỏ vẫn cứ nhỏ hoặc phá sản, trong khi các ông lớn lại ngày càng bành trướng trên thị trường. 

Vậy cần phải phân loại khách hàng như thế nào để doanh nghiệp có thể điều hướng họ đi đến địa điểm cuối cùng – mua hàng? Cùng tìm hiểu nhé!

Phân loại khách hàng mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

phân loại khách hàng

Phân loại khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt insight của người dùng

Phân loại khách hàng là một hình thức phân chia khách hàng thành những nhóm có đặc điểm, tính cách, hành vi riêng biệt theo nhân khẩu học và tâm lý học. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thấu hiểu, dễ dàng nắm bắt insight của họ và thông qua đó đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp, nhẹ nhàng tác động họ nhanh chóng ra quyết định mua hàng. 

Hơn hết, nếu doanh nghiệp đã áp dụng nhuần nhuyễn phương pháp này trong chăm sóc khách hàng, câu chuyện về mở rộng quy mô kinh doanh sẽ không còn quá khó khăn nữa. Lý giải cho việc này rất đơn giản, một khi khách hàng đã cảm thấy hài lòng về cách bạn chăm sóc họ, họ sẽ rất sẵn lòng giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp đến với người thân, bạn bè khi những người đó có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ liên quan.

Cách phân loại khách hàng thường được áp dụng

1. Khách hàng trung thành

Khách hàng trung thành là nhóm khách hàng mang lại doanh thu thường xuyên và cao nhất cho doanh nghiệp. Họ chấp nhận chi cho những sản phẩm bị nhiều người khác đánh giá là đắt đỏ, không xứng với giá tiền bạn. Điển hình như Apple đã từng bị làn sóng phẫn nộ của người tiêu dùng chỉ trích vì iPhone 4s hao hụt pin quá nhanh. Sau đó, theo tờ Forbes cho biết, thực tế dù bị phản ứng tiêu cực nhưng nhóm khách này vẫn muốn tha thứ và kiên nhẫn chờ Apple thay đổi trong thời gian tới.

Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng đều nhận được sự yêu quý từ khách hàng giống như Apple vì thế đừng dại mà khiến họ phật lòng. Hãy cố gắng mang đến cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Đồng thời “nuông chiều” họ với những ưu đãi hấp dẫn chỉ có người gắn mác “khách hàng trung thành” mới nhận được.


2. Khách hàng tiềm năng – Những người còn phân vân, lưỡng lự

phân loại khách hàng

Nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng vẫn còn đang cân nhắc, lưỡng lự

Đây là nhóm người đã có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tuy nhiên họ vẫn còn đang phân vân, cân nhắc về quyết định mua hàng vì cảm thấy giá và chất lượng chưa thực sự đủ hấp dẫn đối với họ. Đối với nhóm khách hàng tiềm năng, cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm/dịch vụ và tặng kèm một số ưu đãi nhỏ cho họ là điều cần thiết. 

Vì vậy, bạn cần chú tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng trên cả 2 nền tảng offline và online. Bên cạnh đó, tối ưu trang bán hàng và đưa ra nhiều bằng chứng đánh giá chất lượng trực tiếp từ khách hàng cũ để tăng tính thuyết phục, thúc đẩy họ mua hàng. Nếu bạn chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục 2 nhóm khách hàng tiềm năng và trung thành, chắc chắn tương lai mở rộng thị phần không còn là điều quá xa vời.


3. Khách hàng thích “rẻ”

Trong cách phân loại khách hàng theo hành vi mua hàng, bạn sẽ bắt gặp một nhóm được gọi là những vị khách thích rẻ (hay còn gọi là nhóm khách chi li). Nghĩa là trừ phi giá của bạn đề ra cực kỳ thấp, trên thị trường không có doanh nghiệp nào thấp bằng thì may ra bạn mới có khả năng thu hút được sự chú ý của nhóm khách chi li.


4. Khách hàng cũ

Khách hàng cũ – những người đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ và kể từ lúc đó, họ “một đi không trở lại”. Nhìn theo hướng tích cực hơn, nguyên do của việc này chỉ đơn giản là do họ chưa có nhu cầu. Bạn có thể áp dụng phương pháp remarketing qua email, Facebook/Google Ads nhằm kích cầu họ.

Nhưng nếu nguyên do là vì không hài lòng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ như về giá cả, chất lượng, thái độ của nhân viên chăm sóc khách hàng… Ngay lập tức, bạn cần tìm cách khắc phục ngay trước khi những tin tức tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bị lan truyền rộng rãi. Thông thường trong tình huống này, các doanh nghiệp sẽ khắc phục bằng cách gửi email xin lỗi và đưa ra hướng khắc phục ngay khi nhận được lời phàn nàn của người dùng trong vòng 24h.  

11 mẹo tiếp thị qua email mạnh mẽ mà bạn nhất định phải biết (Phần 1)


5. Khách hàng “thấy thích là được”

phân loại khách hàng

Nhóm khách hàng quyết định mua khi họ cảm thấy thích

Thực tế có một số người ít khi, thậm chí không quan tâm đến việc họ đang có nhu cầu gì, muốn mua gì, nên mua sản phẩm nào cho chất lượng… Nhưng họ lại là người ra quyết định mua hàng rất nhanh chóng, chỉ cần sản phẩm/dịch vụ đó khiến họ cảm thấy bị thu hút. Do đó, chú trọng vào cải thiện hình thức bên ngoài của sản phẩm, dịch vụ và cả địa điểm cửa hàng sẽ giúp bạn dễ dàng chạm đến điểm G của họ hơn bất kỳ phương pháp tiếp cận nào khác. 

Như vậy, với việc phân loại khách hàng theo từng nhóm cụ thể giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược marketing phù hợp, cũng như tối ưu chi phí cần dùng để có 1 khách hàng. Đặc biệt là trong thời điểm khách hàng thời nay ngày càng chú trọng hơn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp. Song song với chất lượng, giá cả thì đây được xem là yếu tố quyết định họ có mua hàng hay không. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đối với bạn và doanh nghiệp. 

Trải qua nhiều năm thực chiến, định hướng Marketing cho nhiều đơn vị doanh nghiệp lớn nhỏ, AZTECH tự tin cũng sẽ mang đến điều tuyệt vời tương tự đến với doanh nghiệp của bạn. Hãy liên hệ ngay với AZTECH tại Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc gọi HOTLINE: 0903.858.865 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. 

Xem trước về quy trình làm việc của dịch vụ tư vấn marketing tại: https://marketing.aztech.com.vn/tu-van-marketing/


0 nhận xét:

Content Curation: Làm sao để thực hiện Curate Content đúng cách?

 Bạn có biết Content Curation là một cách giúp xây dựng một content với chủ đề không mới nhưng vẫn có thể xuất hiện ở top tìm kiếm của Google không? Trên thực tế, có rất nhiều marketer đang áp dụng cách làm này và đã thành công. Vậy Content Curation là gì và cụ thể thì phương pháp này làm thế nào để đạt được hiệu quả như thế? Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Content Curation là gì?

Content Curation là gì?

Content Curation là kỹ thuật mà người viết lựa chọn, chọn lọc những nguồn tin, nội dung có sẵn, từ đó chỉnh sửa, sắp xếp lại những nội dung này sao cho hợp lý và phù hợp với nhu cầu của người đọc. Sau đó xuất bản bài viết và tiến hành chia sẻ bài viết trên các Social Media như Facebook, Twitter, LinkedIn,...Dạng content này khác biệt ở chỗ nó có thêm những giá trị và đúc kết riêng của người viết.

Content Curation nếu thực hiện đúng cách sẽ là một giải pháp cực kỳ hiệu quả trong công tác quản lý khi bạn sở hữu một vài trang Web có khối lượng lớn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện không đúng cách thì Website của bạn sẽ rơi vào thời kỳ khủng hoảng và sẽ không được đón nhận như lúc ban đầu.

Thành thật mà nói, vì không thể dành nhiều thời gian để tạo các nội dung mới hoàn toàn nên đành phải sử dụng những cái có sẵn. Nếu làm khéo léo thì Web có những bài viết giá trị, còn không thì các bài viết đó chỉ có tác dụng làm đầy host chứ không đem lại giá trị chuyển đổi nào.

Content Curation không phải là Duplicate Content

Mình cần nhấn mạnh lại rằng Content Curation không phải là Duplicate Content vì nó có những khác biệt nhất định như

Duplicate Content

  • Sao chép toàn bộ hoặc một đoạn từ bài viết của Website khác mà không dẫn link, ghi nguồn.

  • Chiếm đoạt traffic của người tạo ra nội dung gốc

  • Vi phạm bản quyền

  • Không đem lại giá trị mới cho người đọc

  • Sẽ bị Google phạt

Content Curation

  • Sử dụng liên kết đến nguồn trích dẫn

  • Điều hướng lưu lượng tới nguồn content gốc, từ đó đem lại giá trị cho content gốc

  • Không vi phạm bản quyền

  • Thêm giá trị mới cho người đọc và Google

Chính xác thì Content Curation mang lại những giá trị gì?

Theo một nghiên cứu, đa số các nhà sáng tạo nội dung Website dành phần lớn thời gian và công sức cho việc chọn lọc và tổng hợp thông tin vì:

Tối ưu thời gian và chi phí

Để đảm bảo nội dung độc đáo, có giá trị đòi hỏi người làm content cần phải nghiên cứu, đầu tư đầy đủ những tài liệu và thông tin cần thiết. Tuy nhiên không phải những số liệu có giá trị lúc nào cũng được công khai. Trong một cuộc khảo sát của trang Marketing Professional, gần một nửa các marketers thừa nhận rằng họ khó có thể sáng tại được nội dung bởi tổ chức của họ không cung cấp đủ các thông tin cần thiết.

Áp dụng kỹ thuật Curate giúp các nhà làm nội dung tiết kiệm thời gian

Mặt khác, nếu bạn làm SEO bạn chắc hẳn rất rõ việc phải xuất bản nội dung đều đặn mỗi ngày để ghi điểm với người dùng cũng như Google. Sáng tạo nội dung có giá trị với thời gian ít ỏi như thế chính là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp. Vậy nên sử dụng những tài liệu có sẵn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng công việc và giúp định vị những mối quan tâm thật sự của các đối tượng mục tiêu.

Cung cấp các bài viết có giá trị cho người đọc

Vì sao bạn có khán giả? Là vì họ muốn biết bạn nghĩ gì về lĩnh vực chuyên môn của bạn. Họ muốn học thêm kiến thức từ bạn để cải thiện kỹ năng, chất lượng cuộc sống của mình. Họ tin tưởng bạn sẽ đem lại cho họ những thông tin họ đang tìm kiếm.

Khi bạn cẩn thận lựa chọn những nội dung hữu ích để chia sẻ với khán giả của mình là bạn đã cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thông qua việc cho họ thấy các quan điểm khác nhau về một chủ đề cụ thể.

Tạo dựng hình ảnh lãnh đạo tư tưởng

Trong thời đại mà người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin như hiện nay, để doanh nghiệp tạo được dấu ấn với độc giả buộc họ phải duy trì hình ảnh của mình dựa trên những thông tin và định hình thương hiệu là một nhà lãnh đạo tư tưởng.

Vì thế, các nhà quản trị sẽ phải tiếp thu và chia sẻ các nguồn thông tin để tự đặt mình ở vị trí dẫn đầu xu hướng, tạo nên ảnh hưởng cho toàn bộ lĩnh vực. Sự chọn lọc và sử dụng thông tin mang lại cho doanh nghiệp cơ hội hợp tác với nhiều đối tượng, gia tăng các mối quan hệ và xây dựng hình ảnh nhà lãnh đạo thực thụ

Content Curation giúp doanh nghiệp trở thành leader tư tưởng thực thụ

Tăng tỷ lệ hiển thị, tiếp cận và liên kết

Cách tốt nhất để tăng tỷ lệ tiếp cận và số lượng tương tác của khán giả chính là chia sẻ những nội dung có giá trị và phù hợp với thị hiếu của họ. Đó là những nội dung mà người đọc quan tâm và chủ động tìm kiếm.

Thúc đẩy hoạt động SEO

Nếu bạn chưa biết, SEO chịu sự chi phối của khá nhiều yếu tố, bao gồm cả sự cân bằng giữa các nội dung curation và các nội dung tùy chỉnh chất lượng cao trên Website và các kênh truyền thông khác.

Như mình đã đề cập ở đầu bài, Content Curation thật sự có thể khiến một bài viết mới có nội dung cũ xuất hiện ở top tìm kiếm của Google cũng như gia tăng lưu lượng truy cập Website

Nhưng bạn cũng lưu ý rằng Curation thường chỉ có hiệu quả khi được quản lý tốt. Ví dụ, nội dung người dùng tạo ra là một trong những hình thức tốt nhất của Curation giúp gia tăng hiệu quả tích cực của SEO, nội dung đó bao gồm bài đánh giá, hình ảnh, video.

Để thực hiện Curate Content đúng cách cần thực hiện từng bước

3 Bước cơ bản bắt buộc phải có khi làm Content Curation 

1.  Xác định chủ đề

Mục đích của Content Curation là đem đến cho khán giả những bài content hữu ích nhất. Để làm được điều này, các thương hiệu thường sẽ chia sẻ những bài viết liên quan đến đối tượng mục tiêu hoặc những chủ đề có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của họ. Vậy nên bạn cũng có thể dựa vào cách này để xác định chủ đề bài viết của mình.

2. Tham khảo các nguồn tin uy tín

Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay thì có rất nhiều nơi để bạn thu thập nội dung, nhưng trong đó có bao nhiêu nội dung thực sự có giá trị. Mình từng đọc ở đâu đó viết rằng hầu hết các thông tin trên mạng ngày nay toàn là “rác”, nhận định này quả thật không sai, nhưng hầu hết có nghĩa là không phải tất cả, bạn vẫn có thể tìm được những thông tin thật sự có giá trị. Vì thế bạn nên có một danh sách những nguồn nội dung uy tín và đáng tin cậy để quá trình thực hiện curate diễn ra thuận lợi hơn, tránh việc chia sẻ những bài viết không đáng tin cậy, gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn cân nhắc trong việc lựa chọn những nguồn tham khảo:

  • Đó có phải là nguồn đáng tin cậy không?

  • Nguồn đó có cập nhật nội dung mới thường xuyên không?

  • Người sở hữu nguồn đó là ai?

  • Nội dung của nguồn đó có dễ đọc không?

  • Tiêu chuẩn chất lượng nội dung của nguồn đó có cùng cấp với bạn không?

3. Thực hiện Curate Content

Khi đã xác định được chủ đề bài viết cũng như danh sách thu thập nội dung, bạn có thể bắt đầu tiến hành Curate. Có một vài nguyên tắc trong quá trình thực hiện Curation Content mà bạn cần lưu tâm

  • Cân bằng – Nội dung Curation của bạn có cân bằng với thông tin bạn tạo ra không?

  • Nhấn mạnh – Nội dung Curation có củng cố nội dung bạn đã tạo không?

  • Chuyển động – Nội dung Curation có đưa người đọc đi sâu hơn vào nguồn cung cấp dữ liệu của bạn không?

  • Khuôn mẫu – Mục tiêu của bạn có được định hướng rõ ràng bởi nội dung Curation không?

  • Lặp lại – Bạn có đang chia sẻ dựa trên một chủ đề hoặc một từ khóa cụ thể không?

  • Mật độ – Số lượng Curation có bổ sung nội dung của bạn?

  • Nhịp điệu – Bạn có chia sẻ nhất quán không?

  • Sự đa dạng – Bạn có sử dụng các loại thông tin khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau không?

  • Thống nhất – Nội dung Curation có truyền đạt được thông điệp chính bên cạnh nội dung bạn đã tạo không?

Nói về mật độ nội dung Curation, bạn có thể tham khảo 2 cách phân bổ này:

  • Quy tắc 30/60/10: Nghĩa là bài viết của bạn cần có 30% nội dung bạn tạo, 60% nội dung Curation và 10% nội dung quảng bá.

  • Quy tắc 5:3:2: Quy tắc này phù hợp với các bài viết trên mạng xã hội. Cứ 10 bài post thì bạn chia sẻ 5 bài nội dung Curation, 3 bài do bạn tự tạo và 2 bài mang tính giải trí, vui nhộn hoặc nội dung cá nhân. Bạn nên tận dụng 2 bài post cuối này để nói về thương hiệu của mình nhiều hơn.

4.  Lên kế hoạch chia sẻ

Sau khi biên tập xong nội dung, bạn xuất bản và bắt đầu chia sẻ bài viết của mình qua một số kênh sau:

  • Mạng xã hội: Chia sẻ trên cộng đồng của bạn và trên cộng đồng về lĩnh vực của chủ đề

  • Newsletter: Gửi email cho những người đăng ký nhận tin họ quan tâm

  • Syndicate Content: Chọn ra các mẫu hoặc đoạn nội dung của bạn post bài lên các trang như Linkedin, Blogger, Google Site

  • Slide để chia sẻ trên các trang chia sẻ file như: Slideshare.net, Scribd.com, Scoop.it, tailieu.vn

  • Infographic: Truyền tải nội dung curate thành Infographic, thành Video chia sẻ trên Youtube, vv…

5. Theo dõi hiệu suất

Vậy là bạn vừa hoàn thành thực hiện Curation Content, giờ là lúc bạn theo dõi kết quả. Với mỗi một lượt đọc bài viết, lượt share trên mạng xã hội, cú click vào email sẽ cung cấp cho bạn biết khách hàng bạn hứng thú, quan tâm với chủ đề gì. Từ đó, hãy tận dụng những thông tin đó để xây dựng chủ đề cho các bài viết sau này.

Tổng kết

Với những bạn làm content đang gặp khó khăn trong việc sản xuất nội dung thì Content Curation cho phép bạn có thể tạo các nội dung chất lượng, có giá trị và dễ chia sẻ, từ đó cải thiện tỷ lệ tương tác của khán giả và loại bỏ các chi phí liên quan đến việc sáng tạo nội dung từ đầu.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị nhận hỗ trợ chăm sóc, viết bài cho Website thì liên hệ ngay với AZTECH tại Website https://marketing.aztech.com.vn/ để được sử dụng dịch vụ chăm sóc Website chuyên nghiệp và chất lượng từ chúng tôi. 


0 nhận xét:

Hướng dẫn tạo Call To Action hiệu quả khiến khách hàng ‘Action’

 Một content hay xuất thần, chạm đến trái tim người đọc nhưng không có Call To Action (CTA) hay Call To Action cụt ngủn, truyền đạt không tới thông điệp cần truyền đạt sẽ rất khó hoàn thành mục đích của việc viết bài là khiến khách hàng thực hiện hành động theo mong muốn của bạn, thường là mua hàng, sử dụng dịch vụ,...

Vậy CTA là gì, nó đóng vai trò gì trong bài content cũng như sự thành công của Website, và làm thế nào để tạo ra Call To Action hiệu quả? Hãy cùng AZTECH khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu CTA là gì?

CTA là gì?

Hiểu đơn giản thì Call To Action, thường gọi tắt CTA là lời kêu gọi khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động mà bạn mong muốn họ thực hiện, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký, để lại thông tin,....

Thông thường bạn sẽ nhìn thấy những câu như “Xem ngay” hay “Sở hữu cho mình một chiếc điện thoại với giá 0đ bằng cách đăng ký ngay để nhận thông tin và cách thức mua hàng”. Và kèm theo đó là một đường link để thực hiện những hành động kêu gọi đó. Đó được coi là lời kêu gọi hành động - Call To Action

2. Vai trò của Call To Action

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được các vai trò quan trọng này của Call To Action đối với Website

CTA là thước đo hiệu quả của Website

Sự thành công của một trang Web có thể căn cứ trên nhiều yếu tố như độ hấp dẫn của nội dung, khách hàng quay lại Website nhiều lần và ở lại lâu hơn,…Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động kinh doanh như độ nhận diện thương hiệu, dữ liệu khách hàng thì lại rất mơ hồ và khó đo lường được.

Vậy nên, việc thực hiện một hành động cụ thể mà bạn mong muốn sẽ là thước đo rõ ràng nhất cho sự thành công về mặt nội dung, hình thức, thiết kế lẫn lợi ích kinh doanh.

CTA điều hướng luồng truy cập sang trang khác

Việc lôi kéo khách hàng chuyển sang những trang khác có liên quan sẽ làm tăng thời gian ở trên Website của khách hàng, điều đó cho thấy khách hàng đang quan tâm và muốn ở lại Website. Trong hoạt động SEO, đây là một yếu tố cần thiết giúp thăng hạng Website.

Là yếu tố then chốt khiến khách hàng hành động

Có một sự thật đáng buồn rằng, không phải lúc nào khách hàng truy cập Website của bạn để đọc bài viết, họ chán ngán những nội dung trùng lặp đến nỗi không muốn đọc bài viết. Hoặc đơn giản là họ chỉ chú ý vào phần nào đó nổi bật nhất của trang Web. Và nếu CTA của bạn trong tầm ngắm đó thì đây lại trở thành cơ hội lớn nhất và duy nhất để bạn thuyết phục họ hành động.

3. Cách tạo Call To Action hiệu quả

Tạo ra một Call To Action rất đơn giản nhưng để khách hàng thực hiện theo lời kêu gọi hành động đó không hề dễ dàng. Vậy nên mời bạn tiếp tục xem cách viết Call To Action hay dưới đây.

Bắt đầu CTA với một động từ mang tính hành động trực tiếp

Đừng lan man, dài dòng. Đầu tiên, bạn cần nhanh chóng và trực tiếp nói với khách hàng hành động mà bạn muốn họ làm. Ví dụ, bạn đang chạy quảng cáo cho một trang thương mại điện tử, thay vì nói “sẵn sàng để sở hữu” thì hãy đơn giản hóa nó thành “sở hữu ngay” hoặc “mua ngay”, “đặt hàng ngay”,...

Banner quảng cáo dịch vụ Phòng Marketing Thuê Ngoài của AZTECH

Phải xem ngay “6 Lý do tại sao nên thuê marketing bên ngoài thay vì tự xây dựng”

Sử dụng những từ có tính mạnh mẽ

Để kích thích khách hàng hành động thì bạn nên sử dụng những từ tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của họ. Cách tạo cảm xúc mạnh với khách hàng đơn giản nhất đó là đánh vào yếu tố ưu đãi. Bạn có thể sử dụng các kiểu khuyến mãi cơ bản như “Dùng thử miễn phí”, “Đăng ký để được hoàn tiền”, “Sale up to 75%”,....

Sử dụng ưu đãi để kích thích khách hàng bấm vào CTA

Đưa một lý do để người đọc hành động

Để có một Call To Action hiệu quả thì bạn phải cung cấp một lý do để thuyết phục khách hàng hành động. Hãy cho họ biết họ sẽ được gì nếu thực hiện hành động đó, bạn cần gắn chặt giá trị bạn đang cung cấp với những dòng khích lệ và tạo động lực cho khách hàng. Chằng hạn như những cụm từ “hiệu quả tức thì”, “đảm bảo lấy lại vóc dáng”, “tiết kiệm”

Chọn màu sắc nổi bật cho phần CTA

Khiến khách hàng chú ý nút CTA bằng màu sắc nổi bật

Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của màu sắc trong Marketing, vì vậy bạn cũng nên thêm màu sắc cho nút CTA trở nên thật sự nổi bật. Có như vậy mới thu hút được chú ý của khách hàng vào chính xác nơi mà họ nên click vào để thực hiện hành động.

Vị trí của CTA

Khi nút Call To Action không được “nhấn” vào, bạn sẽ thường nghĩ là do nội dung của nó chưa đủ sức hấp dẫn, không có tính trực quan,...và sẽ tìm cách chữa những lỗi này. Nhưng điều này chưa hoàn toàn đúng, điều đầu tiên bạn cần đảm bảo đó là CTA của mình có được nhìn thấy không trước khi xét đến các lý do trên.

Đôi khi CTA của bạn không nằm trong tầm quan sát của người xem, bạn phải đặt CTA trong những vùng “nóng”, những vùng được khách truy cập chú ý tới thường xuyên khi vào trang. Nếu bạn đặt CTA ra khỏi những vùng này, khả năng cao người ta cũng khó mà biết bạn đưa ra lời kêu gọi gì để mà hành động. Vậy nên hãy đảm bảo Call To Action của mình được nằm ở vị trí mọi người có thể nhìn thấy nhé

Cung cấp chỉ dẫn cụ thể

Để Call To Action hiệu quả bạn cần cung cấp các hướng dẫn cụ thể từng bước về cách thức hành động, những điều sẽ diễn ra sau đó để người xem có nhu cầu dễ dàng thực hiện hành động hơn. Đồng thời CTA phải đơn giản, thao tác không rườm rà, chỉ nên tối đa 1 đến 2 lần nhấp để thực hiện hành động.

Thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm

Hãy chắc chắn rằng Call To Action của bạn thật sự hiệu quả bằng cách thử nghiệm nhiều lần. Cách đơn giản nhất là thực hiện A/B Testing để xác định câu CTA nào thu hút được nhiều click nhất và sau đó phối hợp nó với nhiều yếu tố khác để tạo ra một Call To Action tối ưu nhất.

Lời kết

Nhìn chung, Call To Action là một yếu tố quan trọng trong mọi hình thức Marketing bao gồm Website, quảng cáo PPC, Landing Page, Email,...Vậy nên, tất cả những gì bạn cần là một câu Call To Action đơn giản nhưng vẫn kích thích khách hàng hành động. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Ngoài ra, AZTECH hiện đang cung cấp dịch vụ viết bài chuyên nghiệp đảm bảo ngoài mang lại cho bạn những CTA chạm lòng người, chúng tôi còn cung cấp cho bạn những bài viết chất lượng, có giá trị. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0903 858 865 hoặc để lại thông tin liên hệ của bạn tại Website https://marketing.aztech.com.vn/, chúng tôi sẽ chủ động liên hệ với bạn ngay. 


0 nhận xét: