Cách chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu năm 2021

Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu – Tại sao không khi thời buổi công nghệ ngày càng tân tiến, điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng ngày càng nhiều? Nếu bạn không biết cách tận dụng những cơ hội này để thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng thì chắc chắn bạn sẽ khó cạnh tranh được trong thị trường.

Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chưa thật sự hình dung, có cái nhìn rõ nét về vấn đề này mà chỉ chú trọng đến lượt tiếp cận khách hàng. Nhưng thực tế cho thấy, đây quả thực là một sai lầm. Vì để khách hàng chấp nhận chi tiền sử dụng sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu, bạn buộc phải nỗ lực rất nhiều để khách hàng cảm thấy hài lòng nhất trong suốt hành trình mua hàng. 

Trong bài viết hôm nay, AZTECH sẽ chia sẻ với bạn cách thức xây dựng hệ thống điểm chạm thương hiệu mang đến cho khách hàng cảm giác “đã” nhất.

Đâu là điểm chạm thương hiệu đang có?

điểm chạm thương hiệu

Để xác định điểm chạm, bạn cần nghiên cứu hành trình mua hàng của khách

Để xác định được việc này, bạn cần nghiên cứu đường đi nước bước của khách hàng từ lúc bắt đầu nảy sinh nhu cầu sử dụng, đến lúc ra quyết định mua hàng. Đồng thời, đầu tư cho quản trị với mục đích kiểm soát hình thức giao tiếp thường diễn ra giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thông thường, doanh nghiệp có quy mô càng lớn, số lượng điểm chạm cũng sẽ càng nhiều.

Tuy vậy, số lượng điểm chạm thương hiệu nhiều cũng đều trở nên vô ích khi chúng không mang lại giá trị nào cho khách hàng. Do đó, sau khi tìm thấy nơi 2 bên gặp nhau, bạn cần phải tiếp tục đào sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến hành vi của khách hàng thông qua các câu hỏi như: 

  1. Điểm chạm đó đang mang lại giá trị gì? Hay tại sao khách hàng lại bị thu hút tại điểm chạm đó?
  2. Liệu rằng sự thay đổi, cải tiến điểm chạm thương hiệu mà doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành có thực sự phù hợp với chiến lược nhận diện thương hiệu?
  3. Sự thay đổi của điểm chạm sẽ tác động như thế nào đến các khách hàng cũ và mới? Là tiêu cực hay tích cực?
  4. Đâu là điều khác biệt giữa điểm chạm của bạn và của đối thủ cạnh tranh?

Ngoài ra, cần lưu ý rằng khách hàng cảm thấy thật sự “đã” khi họ nhận được chuỗi trải nghiệm đẹp liền kề nhau, chứ không phải từng trải nghiệm rời rạc, không có sự liên kết.  

Xây dựng điểm chạm thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số (Digital)

điểm chạm thương hiệu

Xây dựng điểm chạm thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số là điều cần thiết

Trong thời đại kỹ thuật số 4.0 nhưng doanh nghiệp vẫn khư khư áp dụng xây dựng điểm chạm theo phương thức truyền thống quả thực là một thiếu sót lớn. Bởi Internet có thể xem là kênh truyền thông trực tuyến mang lại lượng tiếp cận khổng lồ và giúp thương hiệu thắt chặt gắn kết với người dùng thông qua sự tương tác trực tiếp của đôi bên. 

Cho nên bạn cần quan tâm đến việc đầu tư nội dung sáng tạo, có tính thân thiện với người dùng đối với điểm chạm thương hiệu này. Một website được thiết kế bố cục rườm rà, màu sắc lòe loẹt hay fanpage Facebook toàn đăng những thông tin không mấy liên quan, bổ ích sẽ khiến hành trình chinh phục khách hàng của thương hiệu kết thúc nhanh chóng.

Bên cạnh đó, do đây là kênh truyền thông, tiếp cận thông tin phổ biến có lượng người dùng cực lớn nên đã vô tình nâng cao sức mạnh của “sự truyền miệng”.  Nghĩa là nếu trước tin tức của thương hiệu chỉ có 5 người biết trong vòng 1 ngày, thì giờ đây con số đó lên đến 500 người (hoặc hơn). Chính vì vậy, bạn còn phải đảm bảo rằng các thông tin doanh nghiệp cung cấp được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo giá trị, hình ảnh của thương hiệu trước người tiêu dùng. 

Trong trường hợp bạn không đủ nguồn lực để tự tối ưu điểm chạm thương hiệu trên kênh Digital, bạn hãy liên hệ ngay với AZTECH qua HOTLINE: 0903.858.865. Vì chúng tôi có gói giải pháp Marketing Online cho doanh nghiệp với mức giá chỉ 8 TRIỆU ĐỒNG/tháng. Bạn có thể tham chi tiết gói dịch vụ tại đây: https://marketing.aztech.com.vn/4-giai-phap-marketing-online-cho-doanh-nghiep-nho/

Không treo đầu dê, bán thịt chó

điểm chạm thương hiệu

Luôn trung thực với thương hiệu

Luật bất thành văn khi làm kinh doanh đó là tuyệt đối không được “treo đầu dê, bán thịt chó”. Mặc dù bạn xây dựng điểm chạm thương hiệu trên truyền thông cực kỳ tốt khiến khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu bạn. Nhưng nếu chất lượng của sản phẩm dịch vụ không đúng với những gì bạn đang quảng bá thì khách hàng sẽ chẳng bao giờ tiếp tục sử dụng. Tệ hơn là họ sẽ nói điều này cho hàng ngàn người khác biết, thế là chẳng còn ai tin tưởng vào thương hiệu bạn nữa. 

Thay vì làm cho mọi thứ tệ hơn, bạn hãy tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm / dịch vụ của mình. Vừa tạo được nhiều trải nghiệm tích cực cho khách hàng, vừa nâng cao giá trị thương hiệu. Hơn hết, đây cũng chính là điểm chạm thương hiệu mang yếu tố tiên quyết, quyết định việc khách hàng đó có gắn bó lâu dài với thương hiệu hay không.

Có thể nói điểm chạm thương hiệu luôn là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp. Vì thông qua việc xác định các điểm chạm, bạn sẽ quan sát, nắm bắt được tâm lý, hành vi của khách. Nhờ đó chiến lược Marketing, cũng như trải nghiệm thương hiệu của khách hàng sẽ được điều chỉnh phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Tuy rằng để xây dựng hệ thống điểm chạm hiệu quả không phải chuyện đơn giản, nhưng hoàn thành tốt, bạn sẽ nhận được kết quả còn hơn cả những gì đang mong đợi.


0 nhận xét: