Feedback khách hàng là gì? Lợi ích của feedback trong bán hàng


Kể từ năm 2010, khi trào lưu kinh doanh trên Facebook bắt đầu thịnh hành, từ “feedback khách hàng” theo đó cũng dần được sử dụng rộng rãi hơn. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ vào thời điểm đấy, những người kinh doanh online FB bên cạnh đăng tải hình ảnh sản phẩm, họ còn thường xuyên đăng kèm thêm các feedback của khách hàng - những người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ gửi đến cho họ. 

Tuy đây không còn là một khái niệm quá xa lạ, nhưng vẫn còn nhiều người chưa rõ feedback là gì, cũng như chưa nắm rõ tầm quan trọng của feedback đối với hoạt động kinh doanh là như thế nào. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, AZTECH sẽ chia sẻ một số thông tin giúp bạn làm rõ vấn đề trên một cách tường tận nhất có thể. 

Feedback là gì?

Feedback khách hàng là những phản hồi, ý kiến của khách hàng

Thuật ngữ feedback khách hàng nghĩa là những phản hồi, ý kiến, cảm nhận của khách hàng về một vấn đề nào đó trong suốt quá trình từ lúc mua cho đến sau khi sử dụng sản phẩm. Những feedback này có thể được gửi thông qua nhiều hình thức như: email, tin nhắn, mục đánh giá trên trang của thương hiệu hoặc thông qua các công cụ trực tuyến khác.

Feedback khách hàng có vai trò như thế nào?

1. Feedback của khách hàng giúp đo lường mức độ hài lòng của khách

Theo nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hài lòng khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp điển hình như sự tăng giảm thị phần, chi phí, doanh thu bán hàng… Và biện pháp giúp bạn ứng phó việc này đó là thu thập feedback khách hàng.

Ngày nay chúng ta có phần may mắn hơn khi việc thu thập feedback của khách hàng không còn quá khó khăn, vất vả như trước. Bạn chỉ cần tạo một bảng khảo sát mức độ hài lòng nhanh thông qua các ứng dụng trên mạng và gửi chúng đến tệp khách hàng đã có sẵn chỉ trong một cú nhấp chuột. Có được càng nhiều phản hồi từ khách hàng, bạn sẽ có cơ sở dữ liệu vững chắc cho việc xác định xem khách hàng đang cảm thấy như thế nào với doanh nghiệp. Cũng như biết được bạn cần làm gì để nâng cao mức độ hài lòng và giữ chân họ.

2. Là cơ sở giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh

Feedback tạo cơ sở giúp doanh nghiệp ra quyết định cho các hoạt động

Mỗi bước đi trong kinh doanh đều ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Cho nên khi ra các quyết định cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa trên phán đoán cá nhân mà bỏ qua cơ sở thông tin, dữ liệu thực tế. Vì thế, bên cạnh khảo sát thị trường, feedback khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp có thêm thông tin để xem xét liệu chiến lược đó có thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đem lại giá trị trong tương lai hay không. 

3. Nguồn thông tin đáng tin cậy cho các khách hàng khác tham khảo

Trong thời đại của mạng xã hội, khi con người ngày càng dễ dàng gắn kết với nhau hơn, việc xác thực thông tin về một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ là việc cực kỳ đơn giản. Do đó, người tiêu hiện không còn quá tin vào những thông điệp quảng cáo, thậm chí đó thông điệp ấy đến từ những chuyên gia hoặc người nổi tiếng, tỷ lệ lấy được lòng tin của họ vẫn rất thấp. Thay vào đó, những feedback của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu sẽ có “trọng lượng”, đáng tin cậy đối với họ hơn.

Ví dụ như: Khi mua sản phẩm online, nếu chưa từng trải nghiệm trước đó, bạn cũng khó có thể hình dung sản phẩm ấy ra sao, trải nghiệm mang lại như thế nào vì bạn không thể cầm nắm sản phẩm mà chỉ có thể phán đoán thông qua hình ảnh/video mà của nhà cung cấp. Lúc này đây, xu hướng chung là bạn sẽ tìm đến mục đánh giá sản phẩm và xem thử những người dùng trước đã có trải nghiệm như thế nào, ừ đó quyết định xem có nên tiếp tục mua sản phẩm đấy hay không.

Cách xin feedback 5 sao từ khách

Cách xin feedback 5 sao từ khách hàng hiệu quả

Mặc dù hiện tại, người dùng đang dần có thói quen đánh giá sản phẩm sau khi mua nhưng nhìn chung là vẫn không nhiều. Chưa kể họ rất dễ “nổi giận” và thẳng tay đánh giá mức tệ hại cho sản phẩm nếu chung không mang lại trải nghiệm tốt. Vậy bạn cần làm gì để có thể xin feedback và khéo léo xoa dịu cơn bực tức của họ khi có lỗi xảy ra trong suốt quá trình mua và sử dụng sản phẩm? Đây là một số mẹo nhỏ dành cho bạn:

  • Gửi tặng voucher giảm giá khi khách hàng hoàn thành đánh giá

  • Viết giấy cảm ơn gửi kèm chung với sản phẩm

  • Nhắn tin hỏi cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm

  • Nhận lỗi khi có khách hàng phàn nàn về sản phẩm/dịch vụ và đưa ra các phương án hỗ trợ khắc phục lỗi (hoàn tiền, phiếu giảm giá, miễn phí hoàn trả hàng…). Điều này có thể giúp họ nguôi giận và thay đổi đánh giá.

  • Luôn phục vụ với thái độ chân thành

Kết luận

Tóm lại, feedback khách hàng là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Dù là feedback tốt hay xấu, chúng đều có giá trị giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Bởi thông qua những chia sẻ đó, bạn sẽ hiểu khách hàng một cách sâu sắc hơn, từ đó đưa ra những chiến lược hoạt động phù hợp, đúng đắn.

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Ngoài ra, trường hợp thương hiệu của bạn còn mới, chưa nhận được nhiều đánh giá, bạn có thể xem xét đến phương án thuê dịch vụ seeding nhằm tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Nếu bạn quan tâm, đừng ngần ngại liên hệ với AZTECH qua Website: https://marketing.aztech.com.vn/  HOTLINE: 0903858 865 để được tư vấn và báo giá seeding Facebook trực tiếp.

Xem thêm 39+ Hướng dẫn cách tăng like fanpage trên facebook tự nhiên miễn phí tại: https://marketing.aztech.com.vn/huong-dan-cach-tang-like-fanpage-tren-facebook/


0 nhận xét: