Audit Content là gì? 5 Bước Audit Content Website dễ lọt TOP

Bạn đang tắc mắc audit content là gì? Là một người mới gia nhập vào SEO thì chắc hẳn bạn cũng đang như mình đã từng, không hiểu làm SEO audit là làm gì? Audit content là như thế nào? Và cách audit content ra làm sao? Vậy nên, cùng AZTECH giải ngố thông qua bài viết dưới đây nhé.

Audit content là gì?

Audit content là gì?

Nói sơ một chút về SEO audit, đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá thực trạng của một website.

Quay lại vấn đề chính, Audit dịch ra có nghĩa là kiểm toán, kiểm tra; content là nội dung, cái này chắc hẳn ai cũng rõ rồi nhỉ. Vậy nên, có thể suy ra audit content là kiểm toán nội dung. Tương tự như SEO audit, audit content hay content audit là quá trình phân tích, đánh giá tổng quan content của một website.

Việc Audit content có mục đích nhằm xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong các chiến lược tối ưu SEO của bạn, từ đó điều chỉnh các kế hoạch thay đổi toàn diện chất lượng nội dung của website. Đồng thời, việc này còn cung cấp thêm nhiều giá trị đến người dùng, cải thiện thứ hạng trên Google và thúc đẩy lượng traffic đến site.

Vì sao bạn nên audit content?

Theo các chuyên gia nhân định, việc audit content đem lại rất nhiều kết quả tốt cho website, cụ thể

  • Cải thiện hoạt động SEO hiệu quả

  • Cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín cho website

  • Giúp trang web tránh khỏi các hình phạt từ các công cụ tìm kiếm.

  • Giúp xác định các nội dung kém từ đó tìm giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng content

  • Xác định, phân loại xếp hạng từ khóa theo nội dung

  • Kiểm tra các nội dung có hiệu suất thấp, nội dung bị lỗi và xem xét nên loại bỏ hay chỉnh sửa

  • Xem xét các trang mạnh nhất trên một domain để tận dụng chúng triệt để

Những content cần được audit?

Nhận dạng những nội dung cần audit

1. Nội dung kém chất lượng

Những bài viết không có người truy cập trong thời gian dài (trên 4 tháng) hoặc nội dung không chứa từ khóa dịch vụ, nội dung sai từ khóa, hay nội dung chưa được tối ưu tốt do không nghiên cứu người dùng đều là những nội dung kém chất lượng.

2. Nội dung quá mỏng

Là những nội dung ngắn hay là những nội dung trùng lặp (trùng lặp với các bài viết trên website của hoặc trùng lặp nội dung với website của người khác). Nội dung mỏng là những trang gần như không có nội dung mà chỉ có menu, footer và sidebar hay trang có quảng cáo nhiều hơn là content

3. Nội dung không liên quan

Một website nên có 3 loại nội dung: nội dung chủ lực (75%); nội dung bổ trợ (20%) và nội dung xu hướng (5%). Nếu số lượng nội dung bổ trợ và nội dung xu hướng quá nhiều hay những nội dung không mang lại giá trị cho doanh nghiệp sẽ được coi là nội dung không liên quan.

4. Nội dung cận top

Là những nội dung đang nằm ở top 6 – 20 (cũng có thể tới 25) hay những nội dung có traffic cao trước đây, nhưng vì những lý do như Google cập nhật thuật toán hay đối thủ vượt mặt khiến traffic giảm. Những nội dung này nên được đặc biệt audit để lấy lại phong độ đã mất vì sự thật chúng có giá trị và được đón nhận.

5. Nội dung có traffic cao

Nghe hơi lạ khi một bài viết có traffic cao lại cần được audit nhỉ? Nhưng thực tế, nhiều người xem chưa chắc nó thật sự chất lượng, muốn biết bài viết đó có thật sự giá trị hay không thì còn phải xét 2 yếu tố thời gian ở lại và bounce rate của bài viết đó nữa. Ngoài ra, nội dung nhiều traffic nếu được tối ưu tốt sẽ có được nhiều traffic hơn nữa.

Những công cụ cần thiết để tiến hành Audit content

Để Audit toàn bộ content của website cần nhiều thời gian và công sức. Do đó, để công việc trở nên dễ dàng hơn bạn có thể sử dụng các công cụ khác hỗ trợ như

  • Công cụ trả phí: Url Profiler, Website Auditor, Ahref, Moz, Copyscape bản Premium,…

  • Công cụ miễn phí: Google Analytics, Screaming Frog,…

Các bước cần làm để audit content

Các bước cần làm để audit content

1. Tạo list tất cả URL trên website của bạn

Bạn sẽ sử dụng công cụ Screaming Frog để thu thập dữ liệu. Công cụ này sẽ cho phép bạn tạo một kho lưu trữ nội dung có trên trang Web của bạn bằng cách thu thập URL thông qua sitemap trang Website của bạn.

Nếu web của bạn có ít hơn 500 trang, bạn thậm chí có thể sử dụng phiên bản không mất phí với đầy đủ tính năng. Đây là một trong những cách dễ dàng và phổ biến nhất nhằm tổng hợp toàn bộ thông tin của bạn lại với nhau để bắt đầu content audit.

Dựa vào danh sách URL mà Screaming Frog cung cấp mà bạn sẽ phân loại các content thành 3 trường hợp

  • URL đã được index

  • Các Page không index

  • Keyword nào có rank chưa tốt (out top 5)

2. Kết hợp dữ liệu của Google Analytics

Khi đã có toàn bộ nội dung của website rồi, bạn sẽ cần xem chúng hoạt động ra sao. Đối với việc này, Google Analytics sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn. Ứng dụng này có thể cung cấp cho bạn mọi nội dung chi tiết có giá trị về cách mọi người hứng thú với bài viết của bạn như thế nào thông qua các số liệu

  • Tỷ lệ nhấp

  • Thời gian trung bình trên một trang

  • Tỷ lệ Bounce rate trên mỗi trang

  • Ngày xuất bản

  • Vị trí, khu vực xuất hiện lưu lượng truy cập

 3. Kiểm tra kết quả của bạn

Dữ liệu bạn nhận được từ Google Analytics sẽ giúp bạn dễ dàng xác định bước kế tiếp bạn phải làm gì. Một khi xem xét kết quả của bạn, bạn sẽ xác định thực trạng đang xuất hiện với nội dung của bạn.

Có thể sẽ không có giải pháp nào nhất định, tuy nhiên ít nhất thông qua nghiên cứu và nắm rõ data của mình đang có, bạn vẫn có khả năng sửa đổi và nâng cấp hiệu suất từ những nội dung đó.

4. Lên kế hoạch

Cuối cùng bạn lập ra một danh sách những thay đổi cần thiết và cách thực hiện chúng như thế nào. Nếu bạn có một danh sách dài các thay đổi cần được làm, hãy xem xét những thay đổi nào là ưu tiên và những thay đổi nào có thể được khắc phục sau.

Tạo dựng kế hoạch không chỉ dừng lại những thay đổi được làm trên thông tin hiện có, mà cả những bố trí để tạo những nội dung mới trong tương lai.

Một bảng kế hoạch nên bao gồm các tiêu chí

  • Mục tiêu kinh doanh và các chỉ số liên quan đến nội dung

  • Chân dung khách hàng mục tiêu

  • Buying stages

  • Nhu cầu của người dùng

  • Mục tiêu trong các khoảng thời gian cụ thể

  • Thông tin về nơi các khách hàng của bạn thường lui tới trực tuyến

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì và bạn khác biệt như thế nào?

  • Các loại nội dung bạn thực hiện và mục tiêu cho từng loại

  • Quy trình sản xuất nội dung

  • Quy trình chỉnh sửa và xuất bản nội dung

5. Tiến hành tối ưu hóa nội dung

Trong quá trình kiểm toán nội dung, nếu phát hiện những nội dung không cần thiết hãy xóa hoặc lưu trữ chúng để tránh những sai lầm không đáng có, sau đó cập nhật các trang hiện tại với nội dung mới và nhắm mục tiêu theo từ khóa thích hợp trước khi thêm nội dung bổ sung vào bất kỳ trang nào khác.

Việc tối ưu hóa nội dung sẽ không dừng lại chỉ sau một lần kiểm tra, đây là một quá trình kéo dài liên tục suốt cả năm. Lời khuyên là bạn nên thực hiện kiểm tra nội dung mỗi năm để giữ cho mọi thứ được cập nhật nhất có thể.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, AZTECH đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm audit content cũng như hướng dẫn những bạn mới cách thực hiện audit một cách đơn giản nhất. Với lại, mỗi người sẽ có những phương pháp kiểm toán content riêng, do vậy bạn nên lựa chọn và phát triển một phương pháp tốt phù hợp nhất với website của mình. Chúc bạn thành công.

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm đơn vị hỗ trợ quản lý nội dung trên website của mình thì dịch vụ chăm sóc website chuyên nghiệp của AZTECH là lựa chọn hoàn mỹ. Chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại những content chất lượng và giá trị. Liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE:0903.858.865 để được tư vấn và báo giá. 


0 nhận xét: