5 Bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chuyên nghiệp

Ngày nay, định vị thương hiệu – Brand Positioning là một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhất là khi hầu hết các lĩnh vực trên thị trường đều có hàng tá doanh nghiệp đang cùng chạy đua trong cuộc chiến giành lấy thị phần, bạn cần tìm cách khiến thương hiệu tỏa sáng nhất khi có ai đó nhắc đến những vấn đề liên quan đến phân khúc mà bạn đã định vị. 

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ định vị thương hiệu là gì, để làm gì và thiết lập như thế nào, hãy cùng AZTECH tìm hiểu bài viết dưới đây!

Brand Positioning – Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là gì?

Hiểu theo cách đơn giản, định vị thương hiệu là cách thức bạn cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình chiếm một vị trí xác định (khác biệt so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí khách hàng. Điều này có thể liên tưởng giống như con người cần vị thế trong xã hội, thương hiệu cũng cần khẳng định vị thế, sức ảnh hưởng của mình trên thị trường. 


Định vị thương hiệu để làm gì?

Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến 89% marketer và 77% các nhà lãnh đạo B2B tin rằng định vị thương hiệu là sự công nhận của khách hàng đối với thương hiệu – một yếu tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, định vị thương hiệu còn được chú tâm bởi 4 lý do sau:

  • Tạo sự khác biệt trên thị tường, hay nói cách khách là mở rộng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

  • Giúp khách hàng nhanh chóng ra quyết định mua hàng.

  • Nâng cao giá trị sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.

  • Hỗ trợ truyền tải thông điệp, làm bàn đạp để thương hiệu xây dựng những câu chuyện hấp dẫn xung quanh thương hiệu.


5 Bước định vị thương hiệu

1. Xác định vị trí hiện tại của thương hiệu

Xác định vị trí hiện tại trên thị trường của thương hiệu

Định vị vị trí thương hiệu hiện tại cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết, quan trọng về vị trí tiếp theo mà bạn sắp theo đuổi. Đồng thời đây cũng là nền tảng giúp bạn phân tích sâu hơn về tổng quan, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà thương hiệu đang đối mặt.

Trong bước đầu tiên, bạn hãy bắt đầu bằng việc phác họa khách hàng mục tiêu và hãy cố gắng đào sâu vào insight của họ; Tiếp theo, xác định sứ mệnh, giá trị của bạn và điều gì khiến bạn khác biệt so với phần còn lại của thị trường. Cuối cùng, xem xét đề xuất giá trị và tính cách thương hiệu, cũng như tiếng nói thương hiệu của bạn.


2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Về cơ bản, khách hàng của thương hiệu này vẫn có khả năng trở thành khách hàng của thương hiệu khác nếu họ cảm thấy nơi đó, họ nhận được giá trị tốt nhất. Chính vì vậy, bạn không thể lơ là trước mối đe dọa này và hãy xác định xem trong phân khúc đấy, bạn phải đối mặt với bao nhiêu đối thủ.

Tuy nhiên, nếu không phân tích kỹ càng, nghiên cứu chuyên sâu về đối thủ cạnh tranh mà chỉ biết họ là ai, thì vẫn chưa đủ! Điều đó không thể hiện được bạn phải đối mặt với thế lực có quy mô như thế nào và cũng không thể chứng minh được liệu chiến lược định vị thương hiệu của bạn đang thực hiện có phù hợp hay không. Do đó, hãy phân tích cách đối thủ của bạn định vị thương hiệu qua những câu hỏi như:

  • Sản phẩm, dịch vụ mà đối thủ đang cung cấp là gì?

  • Điểm mạnh/yếu của đối thủ

  • Chiến lược Marketing thành công họ đang sử dụng là gì?

  • Vị trí của họ hiện tại trên thị trường?


3. Xác định điểm độc đáo của thương hiệu trên thị trường

Điểm độc đáo của thương hiệu là gì?

Bước này liên quan đến việc tìm hiểu sâu bên trong thương hiệu bao gồm:

  • Tìm kiếm các giá trị cốt lõi, các nguyên tắc cơ bản mà thông qua đó hình thành nên thương hiệu. 

  • Phân tích SWOT, tầm nhìn thương hiệu trong dài hạn và các đặc điểm, thuộc tính làm cho thương hiệu độc đáo, khác biệt hơn so với các đối thủ trên thị trường.


4. Xây dựng tuyên ngôn định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement)

Sau khi hoàn thành xong các bước trên, bước thứ 4 trong quá trình định vị thương hiệu yêu cầu cầu bạn chuyển biến những điểm độc đáo vừa tìm được chuyển hóa thành lời tuyên bố định vị thương hiệu (khẩu hiệu). Nhưng lưu ý, lời tuyên bố này phải thật rõ ràng, thể hiện rõ nét các thuộc tính, bản chất vốn có của thương hiệu và hơn hết, brand positioning statement phải được đính kèm với logo chính thức.


5. Kiểm tra hiệu quả

Theo dõi, kiểm soát hiệu quả của định vị

Cuối cùng, sau một khoảng thời gian nhất định, bằng cách thử nghiệm, thu thập phản hồi của khách hàng, hãy kiểm tra xem chiến lược định vị thương hiệu có đang mang lại hiệu quả không. Vì không phải lúc nào bạn cũng nhận được “trái ngọt” ngay khi triển khai hoạt động, nên buộc bạn cần theo dõi, kiểm soát, tìm kiếm những điều thiếu sót và khắc phục ngay lập tức để chiến lược định vị có thể đi đúng hướng mà bạn mong muốn.

Như vậy, không thể phụ nhận rằng 

định vị thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ kiến trúc và cả xây dựng chiến lược thương hiệu bởi chúng giúp doanh nghiệp truyền tải các giá trị, đặc tính, tầm nhìn mình đến với khách hàng, tạo điểm nhấn riêng trên thị trường. Một khi định vị thành công, doanh nghiệp càng có khả năng đẩy nhanh tốc độ phát triển.

Mong rằng những chia sẻ về định vị thương hiệu để làm gì và cách thức định vị như thế nào đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Trong trường hợp bạn vẫn còn phân vân, chưa biết nên định vị thương hiệu như thế nào thì phù hợp với doanh nghiệp nhất, hãy liên hệ ngay với AZTECH qua HOTLINE: 0903.858.865 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Hoặc xem trước quy trình làm việc và báo giá dịch vụ tư vấn marketing tại: https://marketing.aztech.com.vn/phong-marketing-thue-ngoai/


0 nhận xét: